Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại agribank chi nhánh tỉnh lai châu (Trang 47 - 49)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Chỉ tiêu Dư nợ/ Tổng nguồn vốn (%)

Dựa vào chỉ tiêu này qua các năm để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và hiệu quả, ngƣợc lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng của ngân hàng.

Đồng thời, chỉ tiêu này còn cho thấy tỷ lệ dƣ nợ trên tổng nguồn vốn, để có cơ sở cho các nhà quản lý thấy rõ tình hình dƣ nợ cũng nhƣ bất ổn kinh doanh có thể xảy ra và có giải pháp đề phòng.

2.3.2. Dư nợ/ Vốn huy động (%)

Chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng cho vay đƣợc bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên khả năng huy động vốn tại địa phƣơng của ngân hàng.

Chỉ tiêu này lớn thể hiện vốn huy động tham gia vào dƣ nợ ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng chƣa tốt. Đây cũng là chỉ tiêu phản ánh năng lực thu hút huy động vốn của ngân hàng, làm cơ sở cho các nhà quản lý đánh giá thực trạng số vốn huy động đƣợc và có chiến lƣợc khắc phục những hạn chế trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

2.3.3. Hệ số thu nợ (%) = ( Doanh số thu nợ / Doanh số cho vay ) * 100

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về đƣợc bao nhiêu đồng vốn.

Tỷ lệ này càng cao càng tốt, vì sẽ phản ánh đƣợc khả năng thu hồi vốn cho ngân hàng trong mọi hoàn cảnh, hạn chế những rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

2.3.4. Tỷ lệ nợ quá hạn ( % ) = ( Nợ quá hạn / Tổng dư nợ) * 100

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu đƣợc dùng để đánh giá chất lƣợng tín dụng cũng nhƣ rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lƣợng tín dụng ngân hàng càng kém, và ngƣợc lại. Đây là chỉ tiêu quan trọng để các nhà quản lý cần nhanh chóng có những chiến lƣợc, giải pháp hạn chế tỷ lệ này thấp nhất.

2.3.5. Tỷ lệ nợ xử lý rủi ro (% ) = (Nợ xử lý rủi ro / Tổng dư nợ )* 100

Tỷ lệ nợ xử lý rủi ro cho biết các khoản nợ mà khả năng thu hồi gần nhƣ không có, cần phải xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro đã trích chiếm bao nhiêu % tổng dƣ nợ của ngân hàng. Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt, ngân hàng có thể giảm thiểu tỷ lệ này bằng cách: hạn chế các khoản nợ buộc phải xử lý rủi ro hoặc tăng quy mô dƣ nợ. Tuy nhiên, nếu ngân hàng thực hiện giảm thiểu tỷ lệ này bằng cách tăng dƣ nợ mà không đi kèm quản trị rủi ro hiệu quả thì trong tƣơng lai ngân hàng sẽ phải gánh chịu lấy rủi ro từ chính phƣơng án này.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK - CHI NHÁNH TỈNH LAI CHÂU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại agribank chi nhánh tỉnh lai châu (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)