Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh tỉnh Lai Châu
3.2.1. Tình hình huy động và sử dụng vốn
Hoạt động huy động vốn là tiền đề cho các hoạt động khác của ngân hàng thƣơng mại. Quy mô nguồn vốn huy động là yếu tố đánh giá qui mô của của ngân hàng. Vì vậy, một trong những mục tiêu quan trọng trong hoạt động của Agribank - Chi nhánh tỉnh Lai Châu là đẩy mạnh công tác huy động vốn. Với những thế mạnh của mình nhƣ uy tín, mạng lƣới rộng, các chi nhánh đƣợc trải đều từ tỉnh xuống huyện, thái độ phục vụ nhiệt tình, nhanh nhẹn, chính xác, thủ tục đơn giản, hình thức huy động phong phú, đa dạng...Agribank - Chi nhánh tỉnh Lai Châu ngày càng thu hút đƣợc nhiều khách hàng đến giao dịch. Kết quả là nguồn vốn của chi nhánh huy động luôn tăng qua các năm, tốc độ chƣa thật ổn định nhƣng cũng đạt đƣợc những thành tựu nhất định, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.1: Nguồn vốn huy động phân theo cơ cấu
Đơn vị tính: Triệu đồng
Stt Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015
1 Tiền gửi dân cƣ 1.233.902 1.444.390 1.600.074 1.897.883
Tỷ trọng (%) 66 67 65 73
2
Tiền gửi tổ chức kinh tế 549.820 541.088 769.755 615.725
Tỷ trọng (%) 29 25 31 23
3
Tiền gửi khác (Kho bạc,
tổ chức tín dụng) 93.695 164.593 94.014 97.848
Tỷ trọng (%) 5 8 4 4
4 Tổng 1.877.417 2.150.070 2.463.843 2.611.456 Tốc độ tăng trƣởng 37,29 14,52 14,59 5,99
(Nguồn: Agribank - Chi nhánh tỉnh Lai Châu - Báo cáo tổng kết qua các năm)
Số liệu bảng 3.1 cho thấy nguồn vốn huy động của Agribank - Chi nhánh tỉnh Lai Châu giai đoạn 2012-2015 có sự tăng trƣởng cao, tốc độ tăng trƣởng bình quân trong giai đoạn đạt 18,09% năm. Năm 2012 đạt tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động cao nhất là 37,29% tƣơng đƣơng 1.877.417 triệu đồng. Riêng hai năm 2013, 2014 chững lại chỉ đạt tốc độ tăng trƣởng 14,52-14,59% tƣơng đƣơng huy động đƣợc 2.463.843triệu đồng vào năm 2014, đến năm 2015 nguồn vốn huy động có tăng, nhƣng tăng không đáng kể chỉ đạt tốc độ tăng 5,99% tƣơng đƣơng 2.611.456triệu đồng, thấp nhất trong giai đoạn nghiên cứu.
Trong cơ cấu nguồn vốn huy động, tiền gửi dân cƣ chiếm tỷ trọng cao nhất, dao động từ 65-73% trong cả giai đoạn. Năm 2015 đạt mức huy động cao nhất là 73% tƣơng đƣơng 1.897.883 triệu đồng, tăng 8% so với năm 2014. Điều đó có thể thấy rằng phƣơng pháp tuyên truyền và chính sách thu hút nguồn vốn của ngân hàng đối với đối tƣợng này đảm bảo đƣợc sự phù hợp, nâng cao hiệu quả thu hút vốn tín dụng. Thấp nhất là nguồn vốn thu hút từ các tổ chức khác, kho bạc… chỉ chiếm tỷ trọng từ 4-8%, cao nhất là năm 2013 với 164.593 triệu đồng.
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
66 67 65 73
29 25 31 23
5 8 4 4
Tiền gửi dân cƣ Tiền gửi tổ chức kinh tế Tiền gửi khác
Hình 3.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động
Mặc dù Lai Châu là một tỉnh nghèo, kinh tế chậm phát triển, tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động chƣa tạo đƣợc sự tăng trƣởng bền vững song Agribank - Chi nhánh tỉnh Lai Châu với những lợi thế của mình, vẫn đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng hàng năm, đặc biệt nguồn vốn trong dân cƣ luôn tăng trƣởng ổn định và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn huy động. Đây là bƣớc thắng lợi trong thực hiện chiến lƣợc huy động vốn của Agribank - Chi nhánh tỉnh Lai Châu nhằm tạo lập nguồn vốn vững chắc để đầu tƣ tín dụng. Thành công này đã khẳng định uy tín của Agribank - Chi nhánh tỉnh Lai Châu đối với khách hàng, khẳng định chiến lƣợc đúng đắn của chi nhánh trƣớc những biến động của thị trƣờng tài chính để phát triển bền vững.
Bảng 3.2: Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn của Agribank - Chi nhánh tỉnh Lai Châu
Đơn vị tính: Triệu đồng
Stt Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015
1 Tiền gửi không kỳ hạn 738.825 802.432 1.000.524 949.579
Tỷ trọng (%) 39 37 41 36 2 Tiền gửi có kỳ hạn 1.138.592 1.347.638 1.463.319 1.661.877 Tỷ trọng (%) 61 63 59 64 Trong đó: Dƣới 12 tháng 986.472 1.132.489 1.050.661 1.110.050 Trên 12 tháng 152.120 215.149 370.054 515.483 3 Tổng 1.877.417 2.150.070 2.463.843 2.611.456
Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy, trong tổng nguồn vốn huy động qua các năm, tiền gửi không kỳ hạn có xu hƣớng tăng trong giai đoạn, tuy nhiên tỷ trọng lại giảm dần, chiếm từ 36-41% trong tổng số vốn huy động đƣợc. Cụ thể, năm 2012 chỉ huy động đƣợc 738.825 triệu đồng, đến năm 2015 huy động đƣợc là 949.579 triệu đồng tăng 210.754 triệu đồng. Nhƣng đạt cao nhất trong năm 2014 huy động đƣợc 1.000.524 triệu đồng. Đây chủ yếu là nguồn vốn thanh toán của các tổ chức kinh tế. Đặc điểm của nguồn vốn này là biến động mạnh, nhƣng lại có ƣu thế lãi suất huy động rẻ, góp phần hạ thấp lãi suất đầu vào của NHTM.
Tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu chiềm từ 59-64% trong giai đoạn. Kỳ hạn tiền gửi dƣới 12 tháng cao hơn kỳ hạn gửi trên 12 tháng. Năm 2012, nguồn vốn gửi theo kỳ hạn dƣới 12 tháng là 986.472 triệu đồng vào năm 2012 nhƣng đến năm 2015 tăng đạt 1.110.050 triệu đồng, tăng 123.578 triệu đồng so với năm 2012. Nguồn vốn gửi kỳ hạn trên 12 tháng mặc dù thấp hơn nhƣng có tốc độ tăng khá cao. Điều đó cho thấy rằng, nguồn vốn huy động theo kỳ hạn này có dấu hiệu gia tăng trong thời gian tới.
Hình 3.2. Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn
Tóm lại, xu hƣớng tiền gửi có kỳ hạn tăng trƣởng mạnh qua các năm và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trên tổng nguồn vốn huy động: Xu hƣớng này thể hiện thu nhập của ngƣời dân có tính ổn định. Các hình thức huy động của ngân hàng đã đáp ứng đƣợc nhu cầu gửi tiền của các tầng lớp dân cƣ.
Qua phân tích tình hình huy động vốn của Agribank - Chi nhánh tỉnh Lai Châu, có thể thấy sự linh hoạt trong điều hành hoạt động của chi nhánh để vừa đảm bảo nguồn vốn ổn định trong kinh doanh, vừa khai thác các nguồn vốn rẻ một cách hợp lý nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao nhất.
Bảng 3.3: So sánh số vốn cho vay và số vốn huy động của Agribank – Chi nhánh tỉnh Lai Châu giai đoạn 2012-2015
Đơn vị tính: Triệu VND Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 Tổng vốn cho vay 2.370.450 2.870.996 3.499.918 3.888.829 Tốc độ tăng trƣởng (%) 8,77 21,12 21,91 11,11 Tổng vốn huy động 1.877.417 2.150.070 2.463.843 2.611.457 Tốc độ tăng trƣởng (%) 37,29 14,52 14,59 5,99 Chênh lệch -493.033 -720.926 -1.036.075 -1.278.372
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả qua số liệu của Agribank - Chi nhánh tỉnh Lai Châu)
Qua bảng 3.3 ta thấy:
Tốc độ tăng trƣởng huy động vốn cao nhƣng không đáp ứng đƣợc nhu cầu cho vay trong cả giai đoạn. Năm 2012, số vốn huy động là 1.877.417 triệu đồng nhƣng mức cho vay là 2.370.450 triệu đồng, chênh lệch -493.033 triệu đồng. Năm 2015 chênh lệch -1.278.372 do số vốn huy động là 2.611.457 triệu đồng nhƣng mức cho vay là 3.888.829 triệu đồng.
Chi nhánh phải vay nguồn vốn điều hòa từ Trung ƣơng để bù đắp cho nguồn vốn thiếu hụt do nhu cầu cần vốn của nền kinh tế cao. Chi nhánh phải chi phí về trả lãi nguồn nhiều hơn vì phí điều hòa vốn cao hơn lãi suất trần, từ đó dẫn đến thu nhập của chi nhánh giảm đi. Nhƣ vậy để công tác huy động vốn thực sự có hiệu quả, chi nhánh phải gắn huy động vốn với sử dụng vốn. Lấy sử dụng vốn làm cơ sở để huy động vốn, quyết định chi phí đầu vào đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả. Chi nhánh cần nỗ lực tìm mọi biện pháp và đề ra các giải pháp hữu hiệu để tăng trƣởng nguồn vốn nhằm đảm bảo tính thanh khoản.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ và tốc độ tăng trưởng huy động vốn có sự lệch pha và tăng trưởng không ổn định qua các năm. Không phải tăng trưởng huy động cao là tăng trưởng tín dụng cũng cao mà ngược lại.