Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Một số giải pháp tăng cƣờng quản lý rủi ro tín dụng tại Agriban k-
4.2.4. Giải pháp phòng ngừa rủi ro
- Thực hiện chấp hành tốt các thủ tục, quy trình cho vay: Thực hiện đúng nhƣ theo quy định Agribank, nhƣng tại chi nhánh cần linh hoạt hơn đối với từng trƣờng hợp cho vay khách hàng để đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng nhanh gọn, chính xác. Kết quả về thủ tục cho vay do cán bộ tín dụng lập phải chính xác, an toàn muốn vậy thì mỗi cán bộ tín dụng phải đƣợc phân chia đến từng địa bàn. Thƣờng xuyên xuống cơ sở, nhất là các cơ quan cấp chính quyền xã qua đó cán bộ tín dụng phân loại đƣợc khách hàng đầu tƣ có đúng định hƣớng. Bên cạnh đó lãnh đạo chi nhánh phải kiểm tra và cho ý kiến, nếu phần nào có sai phạm thì chi nhánh sẽ áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp vào cán bộ phụ trách phần đó, và tuyên dƣơng những cán bộ làm tốt nhiệm vụ .
- Nâng cao chất lƣợng thẩm định và phân tích tín dụng, rủi ro tín dụng bắt đầu từ những phân tích và thẩm định tín dụng không thận trọng và thiếu chính xác dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. Thực hiện phân tích và thẩm định chính xác rủi ro tổng thể của khách hàng thông qua xác định giới hạn tín dụng. Giới hạn tín dụng cần đƣợc xác định không chỉ đối với các tổ chức kinh tế mà còn đối với cả các cá nhân kinh doanh. Công việc này sẽ giúp cho ngân hàng có cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính, chất lƣợng kinh doanh và đánh giá triển vọng phát triển của doanh nghiệp để nhận thấy những rủi ro của doanh nghiệp, định ra một giới hạn tín dụng hợp lý.
- Quản lý, giám sát và kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và sau khi cho vay: Thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các chi phí trong nhu cầu vốn của khách hàng. Cần có sự phân tích và đánh giá kịp thời những dấu hiệu của rủi ro nhƣ khách hàng có khó khăn trong việc trả nợ, sự thay đổi của môi trƣờng kinh doanh, tình hình thị trƣờng ảnh hƣởng xấu đến phƣơng án kinh doanh, có dấu hiệu vi phạm pháp luật…, dựa trên hệ thống các tín hiệu cảnh báo sớm về rủi ro tín dụng để nắm bắt khả năng xử lý chủ động, kịp thời các rủi ro tín dụng có nguy cơ xảy ra.
- Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát: Để đảm bảo đủ thẩm quyền và độc lập trong kiểm tra kiểm soát, nên tạo ra sự không phụ thuộc và độc lập nhất định của bộ phận này đối với Chi nhánh bằng cách quy định lƣơng của cán bộ phòng này sẽ do Hội sở chính trả và nhân sự của Phòng này do Hội sở chính chỉ định, bổ miễn và miễn nhiệm. Có nhƣ vậy mới đủ thẩm quyền để thực thi các nhiệm vụ của mình. Việc kiểm tra giám sát phải kết hợp đan xen giữa định kỳ và thƣờng xuyên, giữa chuyên đề chuyên sâu và tổng quát để không những phát hiện sớm đƣợc rủi ro mà còn có biện pháp ứng xử phù hợp nhằm giảm thiểu tổn thất nhất có thể gây ra cho chi nhánh.
Trong công tác kiểm tra nội bộ, ngoài thực hiện kiểm tra theo định kỳ, cần tập trung và tăng tần suất kiểm tra các khách hàng có nợ xấu, đánh giá việc thực thi các biện pháp quản lý nợ có vấn đề và khả năng thu hồi nợ. Công tác kiểm tra nội bộ cần thực hiện có trọng điểm, theo các ngành nghề, lĩnh vực đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro để kịp thời chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp để tăng cƣờng khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng.
- Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà không tuân thủ tính chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với các trƣờng hợp vi phạm hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro và hạ bậc nợ, thực hiện trích lập dự phòng nhằm bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.