Truyện cổ tích hiện đại mang màu sắc của cổ tích xưa nhưng lại chứa những yếu tố rất mới mà cổ tích xưa không có. Truyện cổ tích hiện đại phản ánh những vấn đề rất mới trong cuộc sống của con người hiện đại. Nó có thể là một mặt rất nhỏ của đời sống nhưng lại có sức ảnh hưởng lớn đến tinh thần của con người đặc biệt là thế hệ trẻ. Sở dĩ đã gọi là truyện cổ tích mà lại hiện đại là vì những căn nguyên sau:
+ Các yếu tố kế thừa của cổ tích: Truyện cổ tích hiện đại cũng có sự kế thừa về các đặc điểm như: Cốt truyện, kết cấu, nhân vật,... của truyện cổ tích xưa. Cấu trúc về trật tự của các sự kiện tuy có nhiều thay đổi về tình tiết cho hiện đại hơn nhưng mô hình tổ chức vẫn có một kết cấu đồng tuyến gắn bó như trong cổ tích. Mở đầu là nguồn gốc xuất thân của nhân vật chính (những con người gặp khó khăn, bế tắc trong cuộc sống). Phần thân truyện là cuộc phiêu lưu của nhân vật chính và phần kết truyện là sự đổi đời của nhân vật. Nhân vật có tính đại diện, điển hình cho một tầng lớp, một nhóm người nào đó trong xã hội.
+ Yếu tố hiện đại trong truyện: Ngoài những kế thừa của truyện cổ tích xưa thì truyện cổ tích hiện đại có những đặc điểm riêng biệt. Truyện cổ tích xưa ra đời trong lòng xã hội có sự phân chia giai cấp nên mang chủ đề xã hội. Ở thời điểm đó, chủ nghĩa cá nhân chưa xuất hiện, cái tôi của con người chưa được đề cao. Vì vậy, chủ nghĩa tập thể đã phát huy vai trò của mình trong việc
sáng tạo ra những câu chuyện cổ tích để miêu tả và lí giải hiện thực, đồng thời thể hiện ước mơ của người lao động về một cuộc sống tốt đẹp hơn thông qua các yếu tố tưởng tượng thần kì. Truyện cổ tích hiện đại xuất hiện trong xã hội hiện đại. Trong xã hội đó chủ nghĩa cá nhân được đề cao nên các câu chuyện cổ tích hiện đại ra đời do cá nhân hoặc tập thể sáng tác. Truyện cổ tích hiện đại gắn liền với hiện thực, nó không có yếu tố thần kì, không xuất hiện những ông Bụt, Bà tiên,... mà nó làm biến đổi số phận của nhân vật chính nhờ sự nỗ lực, cố gắng của bản thân họ hay nhờ vào sự giúp đỡ, cảm thông, chia sẻ của những con người có tấm lòng nhân ái trong cuộc sống đời thường.
Truyện cổ tích hiện đại là một thể loại mới xuất hiện nhưng lại có sự hấp dẫn riêng biệt không chỉ với trẻ thơ mà còn có sự hấp dẫn đối với đông đảo quần chúng nhân dân. Đây là thể loại mới xuất hiện, nó còn khá lạ lẫm và chưa có sự tách bạch với các thể loại mới xuất hiện gần đây. Bên cạnh đó, những tư liệu nghiên cứu về thể loại này hầu như chưa có. Chính vì thế việc đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về thể loại này là một việc làm rất khó khăn.
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu những truyện cổ tích hiện đại gần đây bằng hiểu biết của bản thân, tôi đưa ra nhận định khái quát về truyện cổ tích hiện đại như sau: “Truyện cổ tích hiện đại là loại hình tự sự, ra đời trong bối cảnh văn hóa - xã hội mới, sử dụng hình tượng nghệ thuật ngôn từ để thể hiện đời sống. Qua truyện, tác giả bộc lộ lí tưởng, ước mơ và khát vọng của
con người mới”. Nhận định khái quát này đã bước đầu thể hiện được cái nhìn
bao quát về thể loại cổ tích hiện đại. Từ đó, người đọc tiếp nhận thể loại này được dễ dàng hơn.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi có thống kê được những tác phẩm truyện cổ tích trong nhà trường tiểu học và một vài tác phẩm ngoài chương trình tiểu học:
* Truyện cổ tích hiện đại trong chương trình tiểu học. + Lớp 2:
- Mẩu giấy vụn (Quế Sơn).
- Sáng kiến của bé Hà (Hồ Phương). - Bà cháu (Trần Hoài Dương).
- Gấu trắng là chúa tò mò (Lê Quang Long, Nguyễn Thị Thanh Huyền). - Voi nhà (Nguyễn Trần Bé).
- Tôm Càng và Cá Con (Trương Mĩ Đức, Tú Nguyệt). - Cậu bé và cây si già (Trần Hồng Thắng).
- Sự tích hoa Dạ Lan Hương (Trần Hoài Dương). - Người làm đồ chơi (Xuân Quỳnh).
+ Lớp 3:
- Chim Sẻ và bông hoa Bằng Lăng (Phạm Hổ). - Người lính dũng cảm (Đặng Ái).
- Trận bóng dưới lòng đường (Nguyễn Minh). - Đôi bạn (Nguyễn Minh).
- Nắng phương nam (Trần Hoài Dương). + Lớp 4:
- Đôi giày ba ta màu xanh (Hoàng Chức Nguyên). - Chú đất nung (Nguyễn Kiên).
- Thắng biển (Chu An).
- Vương quốc vắng nụ cười (Trần Đức Tiến). + Lớp 5:
- Người gác rừng tí hon (Nguyễn Thị Cẩm Châu). - Thầy thuốc như mẹ hiền (Trần Phương Hạnh). - Tiếng rao đêm (Nguyễn Lê Tín Nhân).
- Lập làng giữ biển (Trần Nhuận Minh). - Út Vịnh (Tô Phương).
* Truyện cổ tích hiện đại ngoài chương trình tiểu học. - Một li sữa [26].
- Chiếc quạt đẹp nhất [24]. - Món quà của mẹ [25]. - Trong giờ ra chơi [13].
- Bó hoa đẹp nhất [14].
- Một học sinh nghèo vượt khó [15]. - Buổi học đầu tiên [15].
- Sau đêm mưa [16].
Như vậy, các tác phẩm truyện cổ tích hiện đại xuất hiện rất nhiều không chỉ có trong chương trình SGK mà nó còn phổ biến trên các báo, tạp chí, trên các kênh truyền hình, trên các trang mạng internet v.v... Các tác phẩm truyện cổ tích hiện đại không phải là một vài tác phẩm đơn lẻ mà nó đã trở thành một hệ thống.