Định hướng dạy học cảm thụ cổ tích hiện đại theo nội dung của truyện

Một phần của tài liệu Truyện cổ tích hiện đại và định hướng dạy học trong nhà trường tiểu học (Trang 64 - 66)

Trước hết, Cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm hay một bộ phận của tác phẩm. Còn cảm thụ truyện cổ tích hiện đại chính là những cảm nhận, rung động của mỗi cá nhân trước những giá trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật của truyện.

Mỗi câu chuyện cổ tích hiện đại đều mang một nội dung và ý nghĩa nhất định. Việc khai thác kĩ nội dung của nó sẽ giúp học sinh cảm nhận được nét đẹp tinh tế và giá trị nghệ thuật mà tác giả đã nhắn gửi vào. Để giúp học sinh nắm bắt được nội dung của câu chuyện, người giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ bài trong SGK, đọc thêm sách tham khảo, SGV để nắm bắt được các kiến thức truyền thụ cho học sinh. Khi dạy học, giáo viên phải chú ý cách phân đoạn, chia ý của bài rõ ràng để giúp học sinh có hướng đi dễ dàng nắm bắt được mạch, nội dung của bài. Trong từng đoạn, từng ý dựa vào câu hỏi SGK, cũng có thể chia nhỏ các câu hỏi trong SGK để gợi mở giúp học sinh tìm hiểu và khám phá giá trị nội dung của truyện theo một trình tự hợp lí và lôgic.

Qua quá trình tìm hiểu nội dung của câu chuyện mỗi học sinh đều có những cảm nhận, rung động riêng với mỗi câu chuyện; đồng thời các em còn rút ra được những bài học bổ ích cho bản thân. Khi học sinh đã nắm bắt được nội dung của câu chuyện, giáo viên có vai trò hướng dẫn học sinh xây dựng dàn ý cho bài cảm thụ thông qua giờ tập làm văn.

Để giúp các em biết cách cảm thụ một đoạn hoặc toàn truyện và viết được đoạn văn cảm thụ vừa đúng vừa hay, các em làm theo các gợi ý (lập dàn ý) dưới đây:

+ Bước 1: Đọc kĩ đoạn văn hoặc câu chuyện cần tìm hiểu.

+ Bước 2: Nội dung đoạn văn hoặc câu chuyện đoạn nói lên điều gì? + Bước 3: Tìm hiểu về nghệ thuật có trong bài (cách dùng từ, đặt câu, biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ,...)

+ Bước 4: Những suy nghĩ, cảm xúc của em và rút ra bài học khi đọc đoạn văn, câu chuyện đó.

+ Bước 5: Sắp xếp các nội dung trên thành một đoạn văn, có câu mở đầu, câu kết đoạn để được một đoạn văn hoàn chỉnh.

Như vậy, để viết được một đoạn văn, bài văn cảm thụ về truyện cổ tích hiện đại thì các học sinh phải xây dựng dàn ý như phần trên trước khi viết bài. Đồng thời trong quá trình viết bài, học sinh phải chú ý cách sử dụng từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật để làm cho bài văn được hay hơn, tránh tình trạng một bài văn cảm thụ lại như là các câu trả lời móc nối nhau.

Một phần của tài liệu Truyện cổ tích hiện đại và định hướng dạy học trong nhà trường tiểu học (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)