Sự đổi mới trong ngôn từ của truyện cổ tích hiện đạ

Một phần của tài liệu Truyện cổ tích hiện đại và định hướng dạy học trong nhà trường tiểu học (Trang 41 - 44)

Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Không có ngôn từ thì không có tác phẩm văn học “phi ngôn ngữ bất thành văn. Trong các tác phẩm văn học, ngôn từ là phương tiện để cụ thể hóa và vật chất hóa sự biểu hiện của chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, tính cách của nhân vật và cốt truyện,... Bàn về văn học, M.Goocki cho rằng: “Ngôn từ là yếu tố thứ nhất của văn học. Như vậy đã là thể loại văn học thì không thể không có ngôn ngữ.

Truyện cổ tích hiện đại là một thể loại mới xuất hiện và đang được định hình, nó cũng là một thể loại thuộc văn học hiện đại. Vì thế, ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm vừa kế thừa những đặc điểm ngôn từ của truyện cổ tích xưa lại vừa chứa đựng những yếu tố ngôn ngữ mới trong cuộc sống hiện đại.

Truyện cổ tích hiện đại ra đời sau trên cơ sở kể thừa về kết cấu của truyện cổ tích xưa. Vì vậy, truyện cổ tích hiện đại và truyện cổ tích xưa có những đặc điểm ngôn từ giống nhau. Ngôn từ nghệ thuật trong truyện cổ tích xưa và truyện cổ tích hiện đại đều là ngôn từ toàn dân và phần nào đã được nghệ thuật hóa. Ngôn từ nghệ thuật trong hai thể loại này đều rất gần gũi, dễ hiểu, không phức tạp, không đa nghĩa và cũng không khó hiểu. Sở dĩ như vậy là vì truyện cổ tích hiện đại hay truyện cổ tích xưa được viết ra để phục vụ đông đảo mọi tầng lớp, giai cấp, mọi lứa tuổi trong xã hội do vậy ngôn từ của nó phải dễ hiểu, đơn giản, gần gũi để từ em nhỏ đến các cụ già, từ nông dân đến các tầng lớp trí thức đều có thể tiếp nhận nó.

Tuy gần gũi, quen thuộc, không đa nghĩa nhưng đã là ngôn ngữ nghệ thuật thì cũng đều được chọn lọc, gọt rũa, trau chuốt,... có như vậy thì ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm mới mang lại những cảm xúc thẩm mĩ, những

rung động tình cảm cho người đọc. Tuy nhiên, ở hai thể loại này thì mức độ trau chuốt, gọt rũa ngôn từ lại ở những mức độ khác nhau. Ở truyện cổ tích xưa, hình thức lưu truyền là truyền miệng nên ngôn ngữ không cần thiết phải trau chuốt ở mức độ cao, thậm trí trong một số trường hợp có thể thay đổi các câu từ sao cho phù hợp với phương ngữ hay phong tục từng vùng. Còn truyện cổ tích hiện đại hình thức lưu truyền là các văn bản, sách, báo cụ thể nên ngôn ngữ của nó phải được gọt rũa, văn phong phải trau chuốt để vừa đảm bảo sự hoàn thiện về nội dung vừa đảm bảo được hình thức của tác phẩm. Đối với truyện cổ tích hiện đại do tác giả sáng tác nên trong quá trình lưu hành muốn sửa đổi phải có sự đồng ý của tác giả.

Truyện cổ tích hiện đại do cá nhân sáng tác nên ngôn ngữ của nó mang đậm dấu ấn cá nhân, thể hiện cái tôi của cá nhân. Còn trong truyện cổ tích xưa do tập thể sáng tác nên ngôn ngữ không thể hiện phong cách của cá nhân mà đó là ngôn ngữ là tiếng nói chung của cả tầng lớp, giai cấp trong xã hội.

Cũng giống như truyện cổ tích xưa ,truyện cổ tích hiện đại ngôn từ của nó có tính hình tượng trong nội dung của lời nói. Tính hình tượng của ngôn từ trong truyện cổ tích hiện đại bắt nguồn từ lời nói của nhân vật. Nhân vật trong truyện có tầm khái quát, có ý nghĩa đại diện cho tư tưởng, tình cảm,... của một giai cấp, một tầng lớp một thế hệ nào đó trong xã hội.

Cũng giống như các thể loại văn học hiện đại khác, ngôn từ trong truyện cổ tích hiện đại cũng đòi hỏi phải có tính tổ chức cao. Tính tổ chức cao của ngôn từ trong truyện được thể hiện rõ ở cách dùng từ, sắp xếp các từ vừa chặt chẽ, vừa linh hoạt uyển chuyển chứ không rời rạc, xuôi xuôi. Tính tổ chức cao trong ngôn từ của truyện không chỉ thể hiện ở việc sử dụng từ ngữ mà còn thể hiện cả ở cách sử dụng dấu câu - một yếu tố tưởng chừng rất nhỏ trong sử dụng ngôn từ nhưng cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu một tác phẩm được trau truốt về ngôn từ mà việc sử dụng dấu câu không hợp lí sẽ dẫn đến hậu quả rất lớn. Người đọc sẽ không hiểu được bài hoặc sẽ hiểu sai ý mà tác giả muốn truyền tải. Như vậy, chúng ta mới thấy được cùng với cách sử dụng từ ngữ thì dấu câu cũng đóng một vai trò rất quan trọng.

Các truyện cổ tích hiện đại là những truyện rất ngắn gọn nên ngôn từ trong truyện mang tính hàm súc cao. Tính hàm súc trong ngôn từ được hiểu là ngôn từ súc tích, ngắn gọn hàm chứa được nhiều ý nghĩa mà không cần dài dòng, lan man. Đa số những tác phẩm truyện cổ tích hiện đại đều rất ngắn gọn nhưng nó vẫn cung cấp cho người đọc được một lượng thông tin lớn, không có độ dư thừa. Vì thế mà qua các câu chuyện ngắn gọn nhưng người đọc vẫn thu dược một lượng thông tin đủ lớn và rút ra được nhiều bài học bổ ích ẩn sau mỗi ngôn từ.

Cũng như truyện cổ tích xưa, ngôn từ trong truyện cổ tích hiện đại còn mang tính biểu cảm. Tính biểu cảm trong ngôn từ được hiểu là khả năng của ngôn từ trong việc biểu hiện cảm xúc của đối tượng được miêu tả trong tác phẩm, có thể tác động tới tình cảm của người đọc, người nghe. Truyện cổ tích hiện đại là một loại hình nghệ thuật nên ngôn từ của nó không thể thiếu tính biểu cảm. Truyện cổ tích hiện đại tác động tới đời sống bằng con đường tình cảm, con đường của trái tim. Để dẫn dắt người đọc đến với bến bờ xa xôi của lí trí thì trước hết truyện cổ tích hiện đại phải tác động đến trái tim người đọc, để giúp người đọc, người nghe cảm thụ đời sống một cách mới mẻ hơn. Ngôn từ trong truyện cổ tích hiện đại dẫn người đọc đến với những vui, buồn hay tức giận của các nhân vật trong truyện, từ đó mà biết cảm thông, chia sẻ với các nhân vật trong truyện.

Một đặc điểm không thể thiếu về ngôn từ trong bất kì một thể loại nào đó là tính chính xác. Ngôn từ của cổ tích hiện đại cũng không thể thiếu đi tính chính xác. Tính chính xác trong ngôn từ xuất phát từ một yêu cầu rất quan trọng của văn học là nó phản ánh hiện thực một cách chân thực “văn muốn hay, trước hết phải đúng. Nói một cách cụ thể hơn, ta có thể hiểu đây chính là khả năng của ngôn từ có thể biểu hiện đúng điều mà tác giả muốn nói, miêu tả đúng cái mà tác giả muốn tái hiện. Tính chính xác trong ngôn từ cổ tích không đòi hỏi quá cao như trong văn bản khoa học hay văn bản luật, nghị quyết của Đảng nhưng nó cũng phải đảm bảo được yêu cầu phản ánh đúng, chính xác điều mà tác giả muốn thể hiện. Một từ ngữ bình thường nhưng được

dùng đúng chỗ, đúng lúc thì sẽ giúp người đọc tưởng tượng và cảm thụ một cách đúng đắn, hợp lí về đối tượng được miêu tả.

Như vậy, ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm truyện cổ tích hiện đại vừa kế thừa những đặc điểm của cổ tích xưa lại chứa đựng những yếu tố ngôn ngữ hiện đại nên ngôn từ rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên dù đa dạng phong phú đến đâu thì nó vẫn mang một vài đặc điểm cần và đủ của ngôn ngữ nghệ thuật như: Thuộc ngôn ngữ toàn dân, mang tính hình tượng, tính tổ chức cao, tính hàm xúc, tính biểu cảm và tính chính xác.

Một phần của tài liệu Truyện cổ tích hiện đại và định hướng dạy học trong nhà trường tiểu học (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)