Sự đổi mới trong nhân vật của cổ tích hiện đạ

Một phần của tài liệu Truyện cổ tích hiện đại và định hướng dạy học trong nhà trường tiểu học (Trang 37 - 39)

Trong truyện cổ tích, hệ thống nhân vật đa dạng, phức tạp và mang tính hiện thực rõ rệt hơn. E.M.Melelinsky cho rằng: “Nhân vật trong truyện cổ tích không có sức mạnh ma thuật vốn có ở nhân vật huyền thoại. Nhân vật có sức mạnh nhờ sự bảo trợ đặc biệt của các thần. Về sau các sức mạnh thần kỳ đó nói chung như đã bị loại khỏi nhân vật và ở mức độ nhất định, chúng hoạt

động thay cho nhân vật”. [6, 360]. Nhân vật trong các kiểu truyện cổ tích khác

nhau được xây dựng khác nhau. Chẳng hạn, trong truyện cổ tích có kiểu nhân vật thần kì, nhân vật sự tích, nhân vật hiện thực và nhân vật loài vật,... các kiểu nhân vật này đều được hư cấu để vừa nhận thức khám phá hiện thực, vừa thể hiện lí tưởng, ước mơ của nhân dân.

Truyện cổ tích hiện đại ra đời trong sự phát triển, tiếp biến của truyện cổ tích và những tác động của đời sống hiện đại. Vì thế, nhân vật trong truyện cổ tích hiện đại vừa có sự kế thừa của truyện cổ tích vừa chứa đựng những yếu tố hiện đại.

Kiểu nhân vật hiện thực trong truyện cổ tích hiện đại gồm những con người thuộc mọi tầng lớp trong xã hội hiện đại, có thể là trí thức, công nhân, nông dân v.v... Kiểu nhân vật này thường được xây dựng với những mô típ sau:

- Nhân vật tài năng là nhưng người có tài trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. (Thầy thuốc như mẹ hiền - Trần Phương Hạnh, Người lính

dũng cảm - Đặng Ái,...) [17].

- Nhân vật đức hạnh là những nhân vật biết vượt khó vươn lên trong cuộc sống, biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh, trung thực với bản thân và người khác. (Đôi bạn - Nguyễn Minh, Thầy thuốc như

mẹ hiền - theo Trần phương Hạnh,...) [17].

- Nhân vật bất hạnh là những người không may mắn, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống như: Người mồ côi, người khuyết tật, người nghèo khó,... (Một học sinh nghèo vượt khó - Mạc Tâm) [15].

Kiểu nhân vật loài vật trong truyện cổ tích hiện đại chỉ là những con vật. trong đó, có cả những con vật đã được con người thuần hóa và những con vật hoang dã. Chúng được xây dựng trên cơ sở của sự nhân cách hóa loài vật nhằm lí giải những đặc điểm sinh vật và thói quen trong sinh hoạt của chúng. Nhưng vấn đề không dừng lại ở đây, nói về loài vật nhưng không đơn thuần là dừng lại ở loài vật mà dùng loài vật để nói chuyện của loài người, cách ứng xử trong đời sống và xã hội của loài người.

Hình ảnh các con vật cùng mối quan hệ giữa chúng vừa phải giống chúng tồn tại ngoài đời thực, nghĩa là trong cái thế giới hoang dã của chúng, vừa mang theo đặc tính của con người và mối quan hệ giữa người với người. Điều này làm cho các nhân vật loài vật trong truyện cổ tích hiện đại có tính chất hai mặt: Mặt “tự nhiên” tức là giống những con vật thật ngoài đời (vật nuôi), ngoài tự nhiên (vật hoang dã), lại vừa mang tính “xã hội” nghĩa là lại vừa

giống với những bản chất khác nhau của các hạng người trong xã hội. Chẳng hạn như: Chim rừng Tây Nguyên (theo Thiên Lương), Cò và Cuốc (theo Nguyễn Đình Quảng), Tôm Càng và Cá Con (theo Trương Mĩ Đức- Tú Nguyệt), Voi nhà (Nguyễn Trần Bé) [17].

Ngoài hai kiểu nhân vật chủ yếu trên, truyện cổ tích hiện đại còn có kiểu nhân vật sự tích, sự kiện v.v... Tìm hiểu nhân vật cổ tích là một công việc thú vị và hấp dẫn, thông qua hệ thống nhân vật này, ta thấy cách xây dựng nhân vật trong truyện cổ tích có nhiều phát triển tiến bộ. Hình tượng nhân vật người hơn, đời hơn nên nhân văn hơn. Cách xây dựng nhân vật mang tính chất đa diện là một biểu hiện rõ nhất của điều này, làm cho nhân vật vừa tốt lại vừa xấu, vừa tích cực lại cũng vừa tiêu cực như chính bản thân cuộc sống vậy.

Một phần của tài liệu Truyện cổ tích hiện đại và định hướng dạy học trong nhà trường tiểu học (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)