Đóng vai là phương pháp giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành làm thử một số cách ứng xử trong một số tình huống của bài học. Việc đóng vai giúp học sinh liên hệ đến các vấn đề liên quan một các cụ thể để các em phát huy vốn kinh nghiệm sống của bản thân. Từ đó, các em phân tích, lí giải tranh luận các tình huống, các sự kiện trong câu chuyện.
Khi sử dụng phương pháp đóng vai khi dạy học truyện cổ tích hiện đại sẽ mang lại rất nhiều tác dụng như :
Phương pháp đóng vai gây được sự chú ý và hứng thú cho người học. Thực tiễn đã chứng minh những giờ học thực hành gây hứng thú rất cao đối với người học bởi các em được vận dụng những điều đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống. Do vậy, trong giờ học Tiếng Việt chúng ta nên tăng cường hoạt động thực hành, nhất là tổ chức các hoạt động trò chơi cho các em. Bên cạnh đó, chúng ta nên tránh tình trạng chỉ bắt các em học lí thuyết suông một cách máy móc.
Rèn cho học sinh tính mạnh dạn, tự tin khi đứng trước đông người. Thông qua trò chơi đóng vai học sinh được tập và diễn trước đông người, từ đó giúp rèn luyện cho các em sự mạnh dạn và tự tin khi đứng trước tập thể.
Đóng vai giúp học sinh thực hành những kĩ năng trong môi trường an toàn, được trực tiếp tham gia vào những tình huống trong thực tiễn. Thực tế đã chứng minh, các kĩ năng được hình thành bền vững thông qua các hoạt động thực tế. Do vậy, thông qua trò chơi đóng vai học sinh sẽ rèn luyện được các kĩ năng cần thiết như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy, kĩ năng giải quyết vấn đề,...
Đóng vai còn khích lệ thay đổi thái độ, hành vi của người học theo định hướng tích cực. Ta có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.
Sử dụng phương pháp đóng vai buộc giáo viên và học sinh nghiên cứu kĩ bài trước khi lên lớp. Điều này giúp cho giáo viên khai thác sâu kiến thức và bài học mà câu chuyện muốn truyền tải. Đồng thời giúp học sinh nắm bắt kiến thức một cách nhanh chóng và có hiệu quả hơn.
Để phát huy tối đa hiệu quả của phương pháp đóng vai, người giáo viên phải nghiên cứu và nắm vững cách tiến hành của phương pháp này. Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về phương pháp này, tôi đã rút ra được các bước tiến hành như sau :
+ Bước 1: Giáo viên nêu và giáo nhiệm vụ cho các nhóm vào đầu hoặc cuối tiết học để học sinh các tổ nhóm xây dựng kịch bản và phân công sắm vai.
+ Bước 3: Học sinh nhận xét rút ra bài học. + Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Qua việc đóng vai và theo dõi các tình huống, học sinh tự rút ra kiến thức và bài học cho bản thân mình. Đây là một cách để học sinh tiếp nhận kiến thức và bài học nhân sinh một cách nhẹ nhàng không gò bó, ép buộc nhưng kết quả đạt được lại cao. Phương pháp đóng vai giúp cho các câu chuyện cổ tích hiện đại sẽ trở nên hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó, các em học sinh còn rất phấn khởi, tự tin và nhiệt tình tham gia vào các vai diễn.
Bên cạnh những ưu điểm của phương pháp đóng vai cũng còn không ít khó khăn như: thời gian một tiết học ngắn nếu không chuẩn bị sẵn ở nhà thì phương pháp này khó có thể thực hiện được. Để phương pháp đóng vai này mang lại hiệu quả và thực hiện đúng quy trình thống nhất, người giáo viên cần tuân thủ một số bước như trên. Thực hiện theo đúng quy trình đó, tôi tin rằng sẽ mang lại hiệu quả cao trong giờ học.