Định hướng kết hợp một số kĩ thuật dạy học hiện đại trong dạy học cổ tích hiện đạ

Một phần của tài liệu Truyện cổ tích hiện đại và định hướng dạy học trong nhà trường tiểu học (Trang 60 - 64)

cổ tích hiện đại

Các kĩ thuật dạy học tích cực là những kĩ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và cộng tác làm việc của học sinh. Các kĩ thuật dạy học như: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật hỏi chuyên gia,... Trong giới hạn cho phép, tôi xin đưa ra một số kĩ thuật dạy học phù hợp với dạy học truyện cổ tích hiện đại như sau:

* Kĩ thuật chia nhóm:

Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc, học tập theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản là vì không ai hoàn hảo, làm việc theo nhóm có thể tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu. Dạy học theo nhóm đối với các phân môn nói chung và đối với môn Tiếng Việt nói riêng mang lại hiệu quả rất cao. Các em được học tập theo nhóm sẽ giúp tăng cường

động cơ học tập, làm nảy sinh những hứng thú mới; kích thích sự giao tiếp, chia sẻ sự hiểu biết và cách giải quyết vấn đề; tăng cường các kĩ năng biểu đạt, phản hồi bằng các hình thức biểu đạt như lời nói, ánh mắt cử chỉ…; khích lệ mọi thành viên tham gia học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, phát triển mối quan hệ gắn bó, quan tâm đến nhau.

Để phát huy được hiệu quả của kĩ thuật chia nhóm trong dạy học Tiếng Việt nói chung, truyện cổ tích hiện đại nói riêng thì người giáo viên cần phải nắm được các kĩ thuật chia nhóm. Khi tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm, giáo viên nên sử dụng nhiều cách chia nhóm khác nhau để gay hứng thú cho học sinh, đồng thời tạo cơ hội cho các em được giao lưu học hỏi với nhiều bạn khác nhau trong lớp. Trong dạy học có nhiều phương án khác nhau để tạo lập nhóm, không nên áp dụng tiêu chí duy nhất trong cả năm học. Dưới đây là một số cách chia nhóm thường hay sử dụng:

+ Phân chia nhóm theo năng lực học tập khác nhau: Những học sinh yếu hơn sẽ nhận những nhiệm vụ cơ bản, những học sinh giỏi sẽ nhận nhiệm vụ khó khăn hơn. Cách làm này mặc dù nhược điểm là làm cho các nhóm học tập cảm thấy bị chia thành những học sinh thông minh và những học sinh yếu nhưng lại có nhiều ưu điểm đó là học sinh có thể tự xác định mục đích của mình. Cách chia nhóm này rất phù hợp với quan điểm dạy học phân hóa, giúp cho mỗi học sinh được phát triển theo đúng khả năng của mình.

+ Phân chia nhóm có học sinh khá để hỗ trợ học sinh yếu: Những học sinh khá giỏi trong lớp sẽ đảm nhận trách nhiệm hướng dẫn các học sinh yếu hơn để giải quyết nhiệm vụ được giao. Cách làm này tất cả đều có lợi, học sinh khá giỏi đảm nhận trách nhiệm, những học sinh yếu được giúp đỡ. Đây chính là cách phân chia nhóm được sử dụng phổ biến nhất trong các nhà trường tiểu học.

+ Các nhóm gồm những người tự nguyện, chung mối quan tâm: Đối với học sinh đây là cách dễ chịu nhất để thành lập nhóm, đảm bảo công việc thành công nhanh nhất. Nhưng không nên sử dụng duy nhất cách tạo lập nhóm này vì sẽ dễ tạo ra sự tách biệt giữa các nhóm trong lớp.

Ngoài ra còn có rất nhiều cách chia nhóm khác như: Nhóm cố định, nhóm hỗn hợp, nhóm theo giới tính,... Trong quá trình dạy học người giáo viên nên thường xuyên thay đổi các cách tạo lập nhóm để phát huy tối đa hiệu quả của dạy học hợp tác nhóm. Hiện nay dạy học theo nhóm rất phổ biến đã được thử nghiệm ở rất nhiều trường tiểu học trong cả nước và mang lại hiệu quả rất cao. Trong tương lai dạy học theo nhóm sẽ trở thành phương pháp học tập chủ chốt trong các nhà trường tiểu học.

* Kĩ thuật giao nhiệm vụ:

Trong các giờ học Tiếng Việt nói chung và dạy học truyện cổ tích hiện đại nói riêng kĩ thuật giao nhiệm vụ đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Sở dĩ đóng vai trò quan trọng vì trong giờ học luôn luôn có những nhiệm vụ yêu cầu người học giải quyết. Chính vì thế khi giao nhiệm vụ, người giáo viên cần phải lưu ý một số điểm sau:

- Giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng: + Nhiệm vụ giao cho cá nhân/ nhóm nào? + Nhiệm vụ là gì ?

+ Địa điểm thực hiện nhiệm vụ ở đâu ? + Thời gian thực hiện nhiệm vụ là bao lâu ? + Phương tiện thực hiện nhiệm vụ là gì ? + Sản phẩm cuối cùng cần có là gì ?

+ Cách thức trình bày và đánh giá sản phẩm như thế nào ?

- Nhiệm vụ phải phù hợp với mục tiêu hoạt động, trình độ học sinh, thời gian, không gian hoạt động và cơ sở vật chất, trang thiết bị.

* Kĩ thuật đặt câu hỏi :

Trong quá trình dạy học giáo viên phải thường xuyên sử dụng câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm hiểu, khám phá thông tin, kiến thức, kĩ năng mới. Bên cạnh đó, giáo viên cũng phải sử dụng câu hỏi để đánh giá kết quả học tập của học sinh; học sinh cũng phải sử dụng câu hỏi để hỏi lại, hỏi thêm giáo viên và các học sinh khác về những nội dung bài học chưa sáng tỏ. Vì vậy, sử dụng câu hỏi có hiệu quả mang lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa học sinh - giáo

viên và học sinh - học sinh. Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của học sinh càng nhiều, học sinh sẽ tích cực học tập hơn.

Để phát huy được hiệu quả của kĩ thuật đặt câu hỏi, người giáo viên cần thực hiện đúng theo các yêu cầu dưới đây:

+ Câu hỏi phải liên quan đến việc thực hiện mục tiêu bài học. + Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.

+ Đúng lúc, đúng chỗ.

+ Phù hợp với trình độ học sinh. + Kích thích suy nghĩ của học sinh. + Phù hợp với thời gian thực tế.

+ Sắp xếp thep trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. + Không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xích.

+ Không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc. * Kĩ thuật khăn trải bàn:

Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm: Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh; tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh; phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh.

Cách tiến hành kĩ thuật khăn trải bàn:

- Hoạt động theo nhóm (4 người / nhóm) (có thể nhiều người hơn) - Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa

- Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,...)

- Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút

- Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời

Kĩ thuật khăn phủ bàn có rất nhiều ưu điểm như : phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, có trách nhiệm của mỗi cá nhân và tinh thần hợp tác phối hợp của cả nhóm,... Do vậy trong dạy học các môn học nói chung, dạy học các bài học truyện cổ tích hiện đại nói riêng, chúng ta cũng nên đưa kĩ thuật này vào trong các giờ học.

Như vậy trên đây là một số kĩ thuật dạy học hiện đại thường được đưa vào trong các giờ học để hỗ trợ quá trình giảng dạy của giáo viên đạt hiệu quả cao hơn. Bằng việc tìm hiểu nghiên cứu, tôi thấy rằng một số kĩ thuật này rất phù hợp trong dạy học các bài học về truyện cổ tích hiện đại trong phân môn Tập đọc ở tiểu học. Do vậy, tôi hi vọng trong các giờ học giáo viên nên áp dụng các kĩ thuật này để giờ học thêm sôi động và đạt hiệu quả cao hơn nữa.

Một phần của tài liệu Truyện cổ tích hiện đại và định hướng dạy học trong nhà trường tiểu học (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)