Định hướng sử dụng phương tiện dạy học hiện đại trong giảng dạy cổ tích hiện đạ

Một phần của tài liệu Truyện cổ tích hiện đại và định hướng dạy học trong nhà trường tiểu học (Trang 56 - 58)

tích hiện đại

Phương tiện dạy học hiện đại được hiểu là những dụng cụ, máy móc, thiết bị vật dụng cần thiết cho hoạt động dạy và học, giúp cho quá trình lĩnh hội kiến thức của người học được tốt hơn. Ví dụ như: bảng dữ liệu đã chuẩn bị sẵn, tranh, ảnh, phim, máy chiếu, vật mẫu, vật thật, dụng cụ trang thiết bị trong phòng thư viện,... như vậy có thể nói phương tiện dạy học hiên đại là tập hợp những đối tượng vật chất được người dạy sử dụng với tư cách là phương tiện tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của người học, là phương tiện nhận thức của người học, thông qua đó để thực hiện các nhiệm vụ dạy học.

Trong quá trình dạy học, phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại đã hỗ trợ rất nhiều cho việc giảng dạy của giáo viên. Đồng thời cũng giúp cho việc tiếp thu bài học của học sinh thuận lợi hơn. Khi sử dụng các phương tiện kĩ thuật thích hợp trong giờ học, giáo viên sẽ phát huy được hết năng lực sáng tạo của mình. Từ đó, học sinh sẽ nhận thức bài học một cách nhẹ nhàng hơn, hứng thú với giờ học hơn, tạo những tình yêu đối với cổ tích hiện đại.

Khi đưa những phương tiện dạy học hiện đại vào giờ học, giáo viên có điều kiện để nâng cao tính tích cực, tính tư duy độc lập của học sinh từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kĩ năng , kĩ xảo. Ngoài ra , phương tiện dạy học hiện đại còn giúp giáo viên rút ngắn thời gian giảng giải thuyết trình để tập trung hơn vào việc rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh.

Phương tiện kĩ thuật hiện đại là một trợ thủ đắc lực trong việc nâng cao hiệu quả dạy học truyện cổ tích hiện đại. Vì vậy để việc sử dụng phương tiện có hiệu quả thì người giáo viên cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau :

Thứ nhất, nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy : Người giáo viên phải nghiên cứu sâu nội dung bài dạy để xem đối với từng nội dung nên sử dụng phương tiện nào? Phương tiện ấy hỗ trợ được những gì?

Thứ hai, tìm hiểu tính năng của từng phương tiện để từ đó sử dụng phương tiện đạt hiệu quả cao hơn.

Thứ ba, sử dụng phương tiện trực quan phải đúng lúc, đúng chỗ, dùng đến đâu đưa ra đến đó, tránh sự phân tán tập trung chú ý của học sinh.

Thứ tư, sử dụng đúng liều lượng không ảnh hưởng đến sự tập trung chú ý của học sinh. Trong một giờ học, phương tiện trực quan phải được sử dụng với mức độ vừa phải không nên quá lạm dụng vào phương tiện trực quan. Nếu người giáo viên quá lạm dụng vào phương tiện trực quan sẽ làm cho học sinh ỷ lại, lười suy nghĩ, không sáng tạo,...

Thứ năm, kết hợp nhiều loại phương tiện trực quan để huy động được giác quan của học sinh ( đa phương tiện ). Trong một giờ học, giáo viên có thể sử dụng đồng thời nhiều loại phương tiện trực quan cùng một lúc để phát huy hết vai trò của phương tiện, đồng thời tạo sự tập trung cao độ của học sinh vào giờ học.

Thứ sáu, sử dụng theo đúng trình tự vận động của kiến thức và tiến trình của bài dạy; kết hợp quan sát với trả lời câu hỏi dưới sự gợi mở của giáo viên để học sinh suy nghĩ tìm ra bản chất của đối tượng nhận thức.

Sử dụng phương tiện dạy học hiện đại sẽ mang lại hiệu quả cao cho giờ học nhưng nếu sử dụng không hợp lí sẽ phản tác dụng. Do vậy để phát huy hết vai trò của phương tiện kĩ thuật hiện đại, người giáo viên cần phỉ lưu ý một số điểm sau :

Phương tiện trực quan phải phù hợp với mục tiêu và nội dung bài học, thúc đẩy khả năng tiếp thu của học sinh. Bất cứ một phương tiện nào khi sử dụng trong một giờ học cũng phải phục vụ có hiệu quả cho giờ học. Để làm được điều đó, khi thiết kế giờ dạy, giáo viên phải tính toán xem trong giờ học đó sử dụng phương tiện nào để phù hợp với mục tiêu và nội dung của bài.

Phương tiện trực quan phải đảm bảo tính khoa học, nghĩa là phản ánh được các dấu hiệu chủ yếu của đối tượng phản ánh.

Phương tiện trực quan phải đơn giản, dễ sử dụng, không mất nhiều thời gian trong giờ dạy. Phương tiện trực quan chỉ là vật dụng hỗ trợ cho việc giảng dạy của giáo viên nên các phương tiện phải đơn giản, dễ sử dụng và không mất quá nhiều thời gian khi sử dụng. Để đảm bảo được yêu cầu này thì người giáo

viên cần phải có sự chuẩn bị chu đáo khi ở nhà; đồng thời phải thành thạo trong việc sử dụng các đồ dùng dạy học, nhất là các phương tiện dạy học hiện đại.

Phương tiện trực quan phải đủ lớn đảm bảo tất cả học sinh trong lớp phải quan sát được các sự vật hiện tượng một cách rõ ràng. Trong trường hợp này phương tiện trực quan, đặc biệt là phương tiện dùng cho hoạt động của cả lớp không được quá nhỏ hoặc quá lớn. Nếu phương tiện trực quan quá nhỏ thì học sinh dưới lớp không quan sát được; ngược lại phương tiện quá lớn sẽ chèn lên các phần kiến thức khác trên bảng và gây lúng túng cho giáo viên khi xử lí. Do vậy, khi thiết kế đồ dùng trực quan, người giáo viên cần phải tính toán đến kích thước của chúng.

Ngoài ra, phương tiện trực quan phải tuyệt đối an toàn, đảm bảo tính mĩ học, tính chính xác. Bất cứ một sản phẩm khi mang ra trưng bày, trình diễn hay sử dụng cũng phải đảm bảo tính thẩm mĩ, an toàn và chính xác. Khi đưa ra đồ dùng trực quan phải đẹp thì mới thu hút được sự tập trung chú ý của học sinh. Đồng thời, đồ dùng và phương tiện phải an toàn đối với người sử dụng tránh gây tình trạng cháy nổ hoặc tổn thương với người sử dụng.

Qua đó, chúng ta thấy rằng phương tiện trực quan có vai trò vô cùng quan trọng trong dạy học nói chung, dạy học cổ tích hiện đại nói riêng. Tuy nhiên khi sử dụng cần đảm bảo các yêu cầu trên để phát huy tính hiệu quả của chúng. Người giáo viên cần phải luôn luôn ghi nhớ phương tiện chỉ là vật hỗ trợ cho giảng dạy còn yếu tố quyết định thành công của giờ dạy là bản thân giáo viên và người học.

Một phần của tài liệu Truyện cổ tích hiện đại và định hướng dạy học trong nhà trường tiểu học (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)