Năm Đơn
vị 2013 2014 2015 2016 2017
TỔNG DIỆN TÍCH Ha 6.115 6.262 6.367 6.485 6.715
I. Cây công nghiệp lâu năm
- Cây chè Ha 5.354 5.358 5.612 5.730 5.960
+ Trong đó diện tích cho
sản lượng Ha 5.196 5.253 5.307 5.380 5.730
+ Sản lượng chè búp tươi Tấn 48.520 50.530 51.604 52.090 56.588
II. Cây ăn quả lâu năm
1. Cây xoài Ha 38 40 40 40 40
2. Cây nhãn Ha 162 194 199 199 199
3. Cây vải Ha 452 440 393 393 393
4. Cây ăn quả khác Ha 109 115 123 123 123
Như vậy, trong các loại cây lâu năm thì cây chè có diện tích lớn nhất và liên tục có sự phát triển cả diện tích và sản lượng, trong nhóm cây ăn quả thì cây nhãn, cây vải có diện tích lớn nhất nhưng diện tích trồng vải có xu hướng giảm dần qua các năm, cây xoài có diện tích trồng ít nhất và có diện tích ổn định qua các năm, ngược lại nhóm cây ăn quả khác cũng có xu hướng ổn định về diện tích trồng cây. Đáng chú ý là cây chè, sản lượng liên tục tăng qua các năm, nguyên nhân một phần diện tích chè đã tăng từ 5.354ha năm 2013 lên 5.960 ha năm 2017, đồng thời với việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong canh tác và chế biến đã góp phần nâng cao sản lượng chè từ 48.520 tấn năm 2013 lên 56.588 tấn năm 2017.
Huyện Phú Lương là vùng chè nguyên liệu nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên. Người dân nơi đây có kinh nghiệm trồng, chế biến chè, biết vận dụng lợi thế về đất đai và khí hậu để sản xuất ra những sản phẩm chè có hương vị đặc trưng và nổi tiếng ở thị trường trong nước.
Huyện Phú Lương hiện có trên 4.300 ha chè, tập trung chủ yếu ở các xã: Tức Tranh, Vô Tranh, Phú Đô, Phấn Mễ…, năng suất bình quân đạt 110 tạ/ha, với sản lượng 41.400 tấn, đứng thứ hai toàn tỉnh về sản xuất chè.
Phú Lương hiện có 273 xóm, bản với trên 104 nghìn người sinh sống, đời sống phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như cấy lúa, trồng chè.. Do tập sản xuất, đời sống sinh hoạt cũng như điều kiện về địa lý, tự nhiên, nhiều ngành nghề ở Phú Lương đã hình thành và phát triển, trong đó có 6 làng nghề truyền thống từ trên 30 đến 40 năm.
Cụ thể là làng trồng và chế biến chè ở các xóm: Thác Dài (Tức Tranh); Tân Bình, Bình Long và Toàn Thắng ( Vô Tranh); làng nghề trồng, chế biến chè, vải ở xóm Liên Hồng 8 (Vô Tranh) và làng nghề làm bánh chưng xóm số 9 Bờ Đậu ( Cổ Lũng). Các làng nghề này đã có lịch sử hình thành và phát triển trên 30 năm. Hiện nay, các làng nghề này có gần 800 hộ dân tham gia, giải quyết việc làm cho gần 1500 lao động với mức thu nhập bình quân đạt từ 600 nghìn đến trên 1 triệu đồng/người/xóm.
Trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp thì trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tuy nhiên trung bình giai đoạn 2013 - 2017 khu vực chăn nuôi lại xu hướng tăng tỷ trọng trong toàn ngành trong khi đó tỷ trọng của khu vực trồng trọt lại có xu hướng giảm. (đến năm 2017 cơ cấu nội ngành là: trồng trọt 56,17%, chăn nuôi 29,45%, dịch vụ 8,26%).