Một số giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 90)

5. Kết cấu của Luận văn

4.4.1. Một số giải pháp chung

- Quy hoạch huyện phải phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh Thái Nguyên - Quy hoạch phát triển kinh tế huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sản xuất hàng hóa.

- Gắn các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với các chỉ tiêu tiến bộ và công bằng xã hội trong xây dựng và thực hiện quy hoạch.

- Phát huy và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực nội sinh, thu hút tối đa nguồn lực bên ngoài cho sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện

- Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội phải kết hợp chặt chẽ với bảo tồn và tái tạo cảnh quan, môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng của huyện.

- Chuẩn bị lao động đảm bảo cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng được yêu cầu của quá trình CNH - HĐH nền kinh tế của huyện.

4.4.2. Một số giải pháp cụ thể

4.4.2.1. Xây dựng chiến lược và Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn trong đó chú trọng hát triển sản xuất theo từng vùng sinh thái

Bất kỳ một chủ trương phát triển kinh tế nào khi được đưa ra cũng cần phải xây dựng chiến lược và quy hoạch một cách chi tiết, nhằm đảm bảo cho quá trình thực hiện được thuận lợi và mang lại hiệu quả cao. Do đó, trên cơ sở Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, huyện Phú Lương cần xây dựng quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông nông đảm bảo có tính dài hạn, ổn định phù hợp với đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội, tự nhiên của địa phương.

Huyện cần củng cố, nâng cấp, hoàn thiện từng bước hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn; phát triển các loại cây trồng như: rau thực phẩm, cây ăn quả các loại cung cấp cho các khu công nghiệp, đô thị, cho công nghiệp chế biến, đặc biệt là phát triển cây chè - một cây trồng có thế mạnh của huyện.

Phát triển mạnh chăn nuôi đại gia súc và chăn nuôi lợn, phát triển nuôi trồng thủy sản, đảm bảo cung cấp cho nhu cầu về thịt và trứng trong huyện và tỉnh, tiến tới vươn ra thị trường ở các địa phương khác.

Bảo vệ vốn rừng hiện có, trồng mới rừng phòng hộ và đẩy mạnh trồng rừng sản xuất cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy và gỗ ván nhân tạo; đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng; phát triển du lịch làng, bản và du lịch sinh thái;

4.4.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Con người là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất trong sự nghiệp phát triển của nền kinh tế. Sự thành công của công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế không những phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ, mà còn phụ thuộc vào trình độ dân trí, trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật của lực lượng lao động. Do đó, công tác giáo dục đào tạo có vai trò quyết định đến thành công hay thất bại của việc thực hiện các chương trình phát triển nền kinh tế của địa phương.

Giáo dục cho dân cư phải được quan tâm cả về giáo dục văn hoá, giáo dục hướng nghiệp, cân đối giữa dạy lý thuyết và thực hành, đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa đào tạo kỹ sư với công nhân kỹ thuật.

Công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế không phải là một công việc đơn giản và không thể nhìn thấy ngay được hiệu quả trong thời gian ngắn, cũng như không dễ dàng để thay đổi thói quen, tập quán trồng trọt chăn nuôi của người nông dân. Do vậy, không chỉ cần có kiến thức, đội ngũ cán bộ cần phải có tâm huyết, có lòng nhiệt tình, nhạy bén và kiên trì với công việc của mình thì mới mang lại hiệu quả tốt. Chính vì vậy cần phải có chương trình đào tạo riêng, đào tạo có hệ thống, có phân cấp các trình độ khác nhau.

Công tác giáo dục, đào tạo cán bộ phải gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Giáo dục, đào tạo nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, và phát triển con người toàn diện. Con người vốn là yếu tố tích cực và năng động nhất của lực lượng sản xuất. Trong cơ chế thị trường và thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì yếu tố con người lại càng có ý nghĩa quyết định. Nhà nước cần có chương trình kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau.

Tiếp tục tăng cường đầu tư cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá nâng cao trình độ dân trí, tỷ lệ lao động qua đào tạo và sức khoẻ người lao động

Đẩy mạnh đào tạo và có các chính sách đãi ngộ để thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật cho các ngành của huyện. Tăng cường bồi dưỡng cán bộ quản lý các doanh nghiệp, sắp xếp lại và nâng cao trình độ cán bộ quản lý nhà nước.

Mở rộng dạy nghề, truyền nghề bằng nhiều hình thức thích hợp, có chính sách khuyến khích hỗ trợ học nghề cho lực lượng lao động. Tổ chức tốt các hình thức xúc tiến, hỗ trợ và giới thiệu việc làm.

Mở rộng hệ thống dạy nghề trên cơ sở tiềm năng phát triển của huyện, coi trọng đào tạo các chuyên ngành cơ khí, công nghiệp điện, than, thương mại và dịch vụ theo từng giai đoạn khác nhau.

4.4.2.3. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH thì cơ sở hạ tầng cũng phải hiện đại hóa cho phù hợp. Để có được cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH thì huyện phải cố gắng hơn nữa, phải có biện pháp tích cực phát huy mọi khả năng của mình và tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh Thái Nguyên và huyện Phú Lương.

- Về giao thông: Ngoài quốc lộ 37 chạy qua huyện thì các trục đường chạy trong huyện cần được tu bổ nâng cấp.

- Hệ thống thủy lợi: Cần phát huy chiến dịch giao thông, thủy lợi trong toàn huyện, huy động các ngày công để đào đắp, nạo vét kênh mương, bờ vùng bờ thửa theo định kỳ 2 lần/năm nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất của nhân dân. Tiếp tục bê tông hóa kênh mương còn lại để tránh tổn thất nước tưới, chống ngập úng vào mùa mưa và đảm bảo nước cho những vùng có khả năng tăng vụ.

- Hệ thống điện nước: Trong những năm tới hệ thống điện được giải quyết đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân. Do thực hiện CNH, HĐH nên nhu cầu điện cho sản xuất là rất lớn, nhất là ngành CN và TTCN đã và đang phát triển mạnh. Tăng hộ sử dụng nước máy, giếng khoan; giảm hộ sử dụng giếng khơi, giếng đào.

- Các công trình phúc lợi: Nhận thức giáo dục là con đường cơ bản để hình thành nên con người mới. Vì thế cần có những chiến lược phát triển giáo dục đúng đắn đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực trong tương lai phục vụ tốt quá trình CNH, HĐH. Do đó cần đặc biệt quan tâm đến giáo dục, đầu tư trang thiết bị hiện đại, xây dựng trường học kiên cố, lớp học kiên cố phục vụ tốt cho việc dạy và học. Cần nâng cao trình độ cho giáo viên cơ sở, không những giỏi về chuyên môn và còn giỏi về nhiểu lĩnh vực khác.

- Về y tế: Cần nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân, thực hiện y tế cộng đồng. Đầu tư nâng cấp trạm y tế xã, thị trấn, tăng cường trang thiết bị hiện đại, tăng cường số y sĩ, bác sĩ có chất lượng của trạm y tế xã, thị trấn.

Các cơ sở hạ tầng nông thôn như đường giao thông, trạm biến thế và hệ thống đường dây cung cấp điện, hệ thống thuỷ lợi, cung cấp nước sạch và hệ thống thông tin truyền thông đại chúng…là những hạng mục cơ sở hạ tầng hết sức quan trọng và cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn.

Các cơ sở hạ tầng thuộc địa bàn cấp huyện, xã, các thôn, xóm nên kết hợp Nhà nước và nhân dân cùng làm. Nhà nước hỗ trợ một phần vốn, nhân dân đóng góp một phần tiền và góp sức lao động đầu tư xây dựng công trình. Chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng ở các vùng sản xuất hàng hoá tập trung để tạo điều kiện cho lưu thông hàng hoá, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

4.4.2.4. Mở rộng công tác khuyến nông, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật tới nông dân

Áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác chính là bước đột phá của nền nông nghiệp hiện đại so với nền nông nghiệp truyền thống. Để áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất thì công tác khuyến nông, khuyến lâm là cầu nối chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật tới nông dân. Cán bộ làm công tác khuyến nông, khuyến lâm truyền đạt những giải pháp kỹ thuật đến nông dân và ngược lại thu nhận, phản hồi những yêu cầu, những khó khăn trong sản xuất của nông dân để đề đạt tới các nhà nghiên cứu tiếp tục giải quyết. Vì vậy, đây được coi là một trong những giải pháp có ý nghĩa thiết thực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của

huyện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là trong điều kiện ngày nay khoa học kỹ thuật đã phát triển, để các kiến thức khoa học đó đến được với người nông dân trên mảnh ruộng canh tác của mình. Ngoài sự học hỏi của bản thân người nông dân thì công tác khuyến nông có vai trò quan trọng trong việc đưa các kỹ thuật canh tác mới đến người nông dân.

Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu, ứng dụng sản xuất hạt giống lai có năng suất chất lượng cao tại địa phương để chủ động một phần lượng hạt giống cung cấp trên địa bàn. Chuyển giao áp dụng các công nghệ sản xuất mới (như công nghệ sản xuất giống, nhân giống…) để tăng năng suất, giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Tăng cường các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng để sản xuất thực phẩm sạch, đầu tư xây dựng vùng an toàn dịch cho vùng sản xuất hàng hoá chăn nuôi tập trung, bảo đảm cho đàn gia súc phát triển, mặt khác có các chính sách khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông, lâm nghiệp như: Đưa giống mới vào sản xuất lần đầu được trợ giá giống và được tập huấn kỹ thuật miễn phí, đầu tư kinh phí sự nghiệp cho việc xây dựng ô mẫu, tập huấn cho nông dân thông qua các chương trình kinh tế kỹ thuật có mục tiêu. Hỗ trợ kinh phí tiêm phòng một số loại bệnh dịch thường hay xảy ra đối với gia súc, gia cầm ấp dụng đối với các đối tượng là hộ nghèo, các hộ miền núi, vùng cao, vùng sâu, các hộ trong vùng chăn nuôi tập trung sản xuất hàng hoá để xuất khẩu. Đầu tư kinh phí cho việc nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ sản xuất mới, các giống mới, vật tư mới được cấp kinh phí hỗ trợ. Khuyến khích các cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ quản lý trên địa bàn tham gia nghiên cứu khoa học và được hỗ trợ kinh phí để thực hiện.

4.4.2.5. Tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường nông nghiệp nông thôn

Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện Phú Lương trong những năm trở lại đây đã có những bước biến chuyển khá mạnh góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Đó là nhờ thành tựu của các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó vấn đề môi trường trong nông nghiệp đang nảy sinh những bức xúc và ngày càng đe dọa đến sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp và môi trường nông thôn.

Trong những năm qua để đảm bảo năng suất cây trồng, bà con nông dân đã dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật có độc tố lớn để phun xịt phòng trừ sâu bệnh. Trong khi đó, hầu hết bà con nông dân chưa qua khoá đào tạo, tập huấn nào về kỹ thuật sử dụng thuộc bảo vệ thực phẩm một cách an toàn. Mặt khác, một bộ phận nông dân vì nguồn lợi kinh tế trước mắt đã sử dụng các chất kích thích để đẩy nhanh tốc độ sinh trưởng của cây trồng, dẫn đến dự lượng hóa chất tồn đọng trong thực phẩm quá nhiều. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng mức độ ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và nông thôn.

Bên cạnh đó ý thức của người dân trong việc sử dụng bảo quản các loại thuộc bảo vệ thực vật chưa cao, những dụng cụ chứa đựng thuộc trừ sâu khi đã sử dụng không được thu gom xử lý đúng quy trình mà vứt bừa bãi làm cho môi trường thêm ô nhiểm nghiêm trọng. Trên các cánh động hiện nay, đâu cùng bắt gặp những bình, túi nilon đứng thuốc bảo vệ thực vật, những hóa chất dư thừa này bị vứt bỏ lung tung trôi theo dòng nước gây nên ô nhiểm môi trường trong sản xuất nông nghiệp.

Trong chăn nuôi, với sự gia tăng về quy mô cũng như mật độ với hình thức chủ yếu nuôi theo hộ cá thể, gia trại, nên giải pháp xử lý môi trường chăn nuôi không được tiến hành đồng bộ cũng đang nảy sinh những vấn đề bức xúc về môi trường. Các sản phẩm phụ của quá trình chăn nuôi là phân và nước thải tuy chứa các thành phần NPK rất hữu ích cho cây trồng, nhưng chính nguồn chất thải này lại sản sinh ra các khí gây ô nhiễm không khí và môi trường sống của con người và vật nuôi.

Ngoài một lượng lớn rác thải sinh hoạt, các chợ nông thôn cũng là nơi sản sinh ra đủ các loại rác mà chưa có biện pháp xử lý, chủ yếu quét dọn lại một chỗ rồi để phân huỷ tự nhiên, gây nên những gánh nặng cho công tác bảo vệ môi trường.Trong khi đó, dịch vụ vệ sinh môi trường ở nông thôn chưa phát triển. Nguyên nhân của tình trạng trên một phần là do ý thức người dân chưa cao, mọi người đều mặc nhiên vứt rác bừa bãi ở bất cứ đâu có thể. Điều đáng báo động là họ coi việc giữ gìn vệ sinh môi trường không phải là việc của cá nhân mà là việc của xã hội, nhiều người còn giữ tư tưởng “sạch nhà ta, mặc nhà hàng xóm”. Một vấn đề nữa là đa phần người dân không tự phân loại được rác nên việc chôn lấp, thu gom, xử lý gặp nhiều khó khăn. Để hạn chế những tác động không tốt của sản

xuất nông nghiệp đến môi trường, huyện Phú Lương cần có những giải pháp thiết thực để bảo vệ môi trường như:

Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân, cộng đồng trong giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn. Mỗi làng xóm có thể chọn một ngày nhất định trong tuần hoặc trong tháng làm ngày tổng vệ sinh chung. Mỗi hộ gia đình nên có sọt chứa rác và tự phân loại rác, bỏ đúng nơi quy định. Phân và nước thải trong chăn nuôi cần được xử lý bằng cách xây hầm biogas, nuôi giun, ủ phân trước khi sử dụng, không thải trực tiếp phân và nước thải ra môi trường, xây dựng và sử dụng loại nhà tiêu hai ngăn, hay nhà tiêu tự hoại hợp vệ sinh.

Trong sản xuất nông nghiệp, cần tuyên truyền và hướng dẫn người dân hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thu gom vỏ bao đúng nơi quy định để xử lý. Tăng cường sử dụng phân xanh, phân hữu cơ tại chỗ kết hợp với phân hoá học,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)