Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
*Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Nội dung: Để thu thập dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tác giả xác định thông tin phải tuân thủ các yêu cầu: Những thông tin chứa đựng trong dữ liệu phải phù hợp và đủ làm rõ mục tiêu nghiên cứu. Trên cơ sở đó, thông tin được thu thập một cách chính xác, hợp lý và có giá trị, việc xác định dữ liệu các loại cũng phải rõ rang và xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu.
Đề tài chủ yếu sử dụng và phân tích các số liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của đề tài. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý. Ưu điểm của dữ liệu thứ cấp là dễ tìm kiếm và tìm kiếm nhanh. Đó là do dữ liệu thứ cấp đã tồn tại sẵn và vấn đề chỉ đơn thuần là phát hiện ra chúng. Thời gian tập hợp dữ liệu thứ cấp chỉ mất vài giờ hoặc vài ngày. Chi phí tiêu tốn cho việc thu thập dữ liệu thứ cấp ít hơn rất nhiều so với dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp phần lớn có trong các thư viện, các nguồn dữ liệu từ Chính phủ thông qua các báo cáo, các dự án... Dữ liệu thứ cấp còn góp phần làm tăng giá trị
của những dữ liệu sơ cấp hiện hữu. Tác dụng này chủ yếu được thể hiện ở chỗ việc thu thập dữ liệu thứ cấp ban đầu đã giúp cho việc định hướng và xác định mục tiêu thu thập dữ liệu sơ cấp của nhà nghiên cứu. Vì những ưu điểm đó, tác giả thu thập các dữ liệu thứ cấp để tiền hành nghiên cứu đề tài.
Những số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các luận văn đã nghiên cứu trước có cùng hoặc gần chủ đề, các nghiên cứu trên các phương tiện truyền thông, các báo cáo của các cấp ban ngành liên quan, văn kiện, nghị quyết, niên giám thống kê qua các năm, sách, báo, tạp chí, các công trình đã được xuất bản, các số liệu về tình hình cơ bản của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, số liệu thống kê từ năm 2013 đến năm 2017 về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Ngoài ra, tác giả còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học. Sử dụng các số liệu được thu thập có trích dẫn tài liệu tham khảo theo quy định.
- Ý nghĩa: Những số liệu này mang tính tổng quát, giúp cho người nghiên cứu có những bước đầu hình dung được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong những năm đó có sự thay đổi như thế nào.
2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
- Nội dung: Đây là phương pháp rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu các hiện tượng kinh tế. Dựa vào phương pháp này tác giả có được những thông tin cần thiết để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Việc thống kê được thực hiện dựa trên những số liệu, tài liệu có độ tin cậy cao. Từ đó, quá trình mô tả được tiến hành để làm rõ những yếu tố tác động đến đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này sử dụng nhiều ở chương 1, chương 2 và chương 3 của luận văn.
Trong chương 1, luận văn thống kê mô tả các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan trực tiếp và gián tiến đến đề tài, cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
Ở chương 2, luận văn mô tả các phương pháp nghiên cứu được sử dụng cùng với nội dung phương pháp, ý nghĩa của phương pháp đối với việc đạt được mục tiêu nghiên cứu.
Đối với chương 3, sau khi thu thập số liệu, tiến hành thống kê, mô tả và tổng hợp các số liệu, dữ liệu, luận văn đưa ra những đánh giá về thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở thống kê mô tả các số liệu, tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện được làm rõ, từ đó định hình được xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đây. Đề tài sử dụng các bảng thống kê số liệu để mô tả hiện trạng cơ cấu kinh tế ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, cũng như đánh giá tác động của các nhân tố tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.
- Ý nghĩa: Tổng hợp mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong những điều kiện, thời gian cụ thể.
2.2.2.2. Phương pháp so sánh
- Nội dung: Thông qua nguồn số liệu thứ cấp đã thu thập, tiến hành so sánh với các tiêu chí cụ thể để xem xét cơ cấu kinh tế ngành trong nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp ở huyện Phú Lương. Phương pháp so sánh được thực hiện trên cơ sở so sánh giữa các năm, so sánh tỷ trọng kinh tế giữa các ngành trong nông nghiệp….
- Ý nghĩa: Đưa ra được những nhận xét, đánh giá, rút ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan về thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp ở huyện Phú Lương.
2.2.2.3. Phương pháp bảng thống kê:
- Nội dung: bảng thông kê sẽ giải thích các chỉ tiêu về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Về hình thức, bảng thống kê bao gồm hàng dọc và hàng ngang, các tiêu đề và số liệu thu thập được.
- Ý nghĩa: Tác giả sử dụng bảng thống kê nhằm thể hiện tập hợp thông tin thứ cấp một cách có hệ thống, hợp lý nhằm đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.