Số lượng gia súc, gia cầm giai đoạn 2013-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 62)

Đơn vị: con

Gia súc gia cầm

Năm Trâu Lợn Gia cầm

2013 7.059 570 50.789 545.000

2014 6.968 380 47.412 585.000

2015 6.012 410 50.375 667.000

2016 6.341 400 50.823 867.000

2017 6.077 364 53.084 852.000

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lương)

Từ bảng số liệu trên cho thấy, từ năm 2013 đến năm 2017 các vật nuôi như gia cầm, lợn có xu hướng tăng lên về quy mô số lượng; các con gia súc như trâu, bò có xu hướng giảm về số lượng, và số lượng lợn nuôi thì ổn định. Bình quân trong giai đoạn 2013-2017, gia cầm có tỷ lệ tăng cao nhất 37,14%, lợn tăng 10,68%, đàn trâu giảm 14,83%, nguyên nhân chủ yếu là do trước đây chăn nuôi trâu để giải quyết sức kéo, đến nay thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp nên đàn trâu có xu hướng giảm. Đến hết năm 2017, toàn huyện có 6.077 con trâu, 364 con bò, 53.084 con lợn, 852.000 con gia cầm.

* CNH, HĐH trong ngành chăn nuôi:

Trong chăn nuôi huyện đã từng bước laisin đàn bò “nạc hóa” đàn lợn và sử dụng các giống gia cầm siêu trứng, siêu thịt. Đã xuất hiện nhiều hộ gia đình nuôi theo phương pháp công nghiệp đưa nhanh năng suất chăn nuôi lên cao.

Chăn nuôi lợn là vật nuôi quen thuộc và phổ biến đối với nông dân. Chăn nuôi lợn thịt là hướng sản xuất có tính đại trà với người dân trong huyện. Chăn nuôi lợn với quy mô vừa và nhỏ được phổ biến rộng khắp trên địa bàn huyện, trình độ thâm canh trong chăn nuôi ngày càng được nâng cao, các giống lợn nuôi thịt được sử dụng đến 98% là lợn lai kinh tế.

Chăn nuôi gà: tỷ lệ gà công nghiệp chiếm 30% trong tổng đàn gà, việc chăn nuôi gà công nghiệp đã rút ngắn thời gian từ 40 -50 ngày và trọng lượng đạt 2 -3 kg/con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)