Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 29)

5. Kết cấu của Luận văn

1.1.4. Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

nghiệp hóa, hiện đại hóa

Tuỳ thuộc vào những điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội cụ thể nhất định của mỗi địa phương, mỗi vùng và trong từng thời kỳ nhất định cơ cấu kinh tế chịu sự tác động của nhiều nhân tố nhưng tựu chung có hai nhóm nhân tố chủ yếu sau:

Một là, nhóm nhân tố về địa lý tự nhiên như: khí hậu, đất đai, tài nguyên.... Do sản xuất là “chiếm hữu tự nhiên” nên quá trình chiếm hữu đó cũng luôn luôn chịu ảnh hưởng của chính những điều kiện tự nhiên. Do đó, ảnh hưởng của địa lý, tự nhiên tới sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một tất yếu, một nhân tố không thể thiếu được của mỗi nước, mỗi ngành và mỗi địa phương khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Hai là, nhóm nhân tố kinh tế, văn hóa - xã hội: Logic và lịch sử chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa đều cho rằng: Khi nền sản xuất xã hội còn ở tình trạng lạc hậu (lực lượng sản xuất thấp kém, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật của người lao động chưa cao) thì cơ cấu kinh tế của xã hội ấy phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện địa lý tự nhiên. Khi đó những ngành kinh tế dựa vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên như nông - lâm - ngư nghiệp, khai khoáng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành của nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế ngày càng phát triển, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật của con người được nâng cao thì sự phụ thuộc đó ngày càng bớt dần, càng ngày công nghiệp và dịch vụ càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành kinh tế quốc dân.

Ba là, nhân tố về môi trường, thể chế vĩ mô

Nhịp độ và chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội mà còn chịu ảnh hưởng của môi trường, thể chế vĩ mô của nhà nước trong từng thời kỳ.

Bốn là, nhân tố quốc tế: Trong điều kiện nền kinh tế khép kín, người ta phải đầu tư phát triển cho rất nhiều ngành nghề để sản xuất ra tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng, phong phú của cả sản xuất lẫn tiêu dùng. Cùng với các nhân tố nội sinh của nền kinh tế, trong thời đại ngày nay, nhân tố bên ngoài có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói riêng. Nhân tố bên ngoài bao gồm:

Sự tác động như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại gắn liền với sự chuyển biến từ nền văn minh công nghiệp sang văn minh hậu công nghiệp phát triển theo hướng kinh tế tri thức. Nhân tố này buộc các nước trong đó có nước ta phải tính đến trình độ tiến bộ khoa học - công nghệ khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cả nước và từng địa phương.

Sự tác động của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Nhân tố này vừa tạo cơ hội cho các nước đang phát triển về vốn, kỹ thuật công nghệ hiện đại và kinh nghiệm xây dựng và quản lý một nền công nghiệp hiện đại và một nền kinh tế thị trường hiện đại rất cần thiết ở nước ta. Tuy nhiên, nó cũng vừa đặt ra cho các nước đang phát triển những thách thức về các mặt đòi hỏi phải vượt qua để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong điều kiện nói trên đòi hỏi cơ cấu kinh tế khi chuyển dịch theo hướng những ngành có nhiều lợi thế sẽ phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong nền kinh tế quốc dân. Còn những ngành không có lợi thế, chi phí sản xuất cao sẽ thu hẹp dần và nhu cầu về sản phẩm của ngành đó sẽ được thỏa mãn bằng con đường nhập khẩu.

Do vậy, mỗi quốc gia cần có quan điểm, chính sách, môi trường, thực lực để tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong cả nước và từng địa phương.

Các nhân tố nói trên có quan hệ mật thiết với nhau và đều có tác động đến việc hình thành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc chú trọng một cách hợp lý các nhân tố sẽ tạo nên những động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách nhanh chóng và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)