Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3.2. Đối với ngành công nghiệp
- Tỷ trọng công nghiệp khai thác đến năm 2017: 56,79%, chế biến, sản xuất 29,63%, điện nước tăng 13,58% và năm 2020 công nghiệp khai thác tăng lên 56,57%, công nghiệp chế biến ổn định 28,28% và công nghiệp điện, nước 15,15%.
- Cụm, điểm công nghiệp nhỏ:
+ Cụm công nghiệp Sơn Cẩm: có quy mô 25 ha (có thể mở rộng thêm 70 - 100 ha), thu hút các cơ sở thực phẩm, đồ uống, đúc, luyện kim, thiết bị điện, hóa dược, gạch Tuynel và kết cấu thép.
+ Cụm công nghiệp Động Đạt - Đu: có diện tích 25 ha, thu hút các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản, các thiết bị tuyển khoáng, sản xuất luyện than cốc, chế tác đá mĩ nghệ [20].
Huyện cần hỗ trợ, khuyến khích phát triển mạnh các ngành công nghiệp ở nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản và các ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ, cần nhiều lao động như sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác mỏ, chế biến nông sản, cơ khí lắp ráp, sửa chữa...để thu hút và thực hiện phân công lao động ngay trên địa bàn. Hình thành các khu công nghiệp ở nông thôn, gắn kết ngay từ đầu lợi ích kinh tế giữa người sản xuất nguyên liệu với các nhà máy chế biến công nghiệp.
Huyện cần tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp đất, hướng dẫn, khuyến khích và hỗ trợ các cơ sở ngành nghề nông thôn sử dụng máy móc, công cụ cải tiến, thực hiện cơ khí hoá các khâu sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường; hỗ trợ, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nhiều loại hình dịch vụ ở nông thôn, trước hết là các dịch vụ kỹ thuật, tín dụng, thương mại, đời sống... để tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.
Tổ chức lại hệ thống các cơ sở công nghiệp cơ khí, hoá chất, phân bón, thuốc trừ sâu phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp; có chính sách ưu tiên để hiện đại hoá các cơ sở sản xuất, khuyến khích các cơ sở sản xuất đầu tư nghiên cứu, cải tiến, chế tạo các loại máy móc, thiết bị, sản xuất phân bón, hoá chất, vật tư nông nghiệp thay thế nhập khẩu.
4.3.3. Đối với ngành dịch vụ
Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2013 - 2017 đạt 16,50 %/năm và thời kỳ 2018 - 2020 đạt 14,50 %/năm. Tạo bước phát triển quan trọng về chất lượng các loại hình dịch vụ, phục vụ có hiệu quả phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu đời sống của nhân dân trong huyện.
- Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân 12 - 13%/năm. Đến năm 2020 phấn đấu tất cả các xã thị trấn đều có chợ, xây dựng trung tâm thương mại tại thị trấn Phú Lương trở thành trung tâm thương mại hiện đại xứng đáng với tầm vóc của khu đô thị loại IV [20].
Phát triển dịch vụ nông thôn theo hướng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ. Tăng cường dịch vụ tưới tiêu, đặc biệt là tưới cây trồng cạn để kích thích sản xuất và tăng năng suất cây trồng, phát triển các loại dịch vụ trong khâu làm đất, sơ chế và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Chú trọng các loại dịch vụ về tiêu thụ sản phẩm, tiếp thị và quảng bá sản phẩm nông nghiệp ra thị trường trong nước và quốc tế.
Tiếp tục phát triển một số dịch vụ mới như dịch vụ tín dụng, cho vay, thế chấp, bảo lãnh, dịch vụ về công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, dịch vụ về pháp lý, dịch vụ tư vấn về kỹ thuật canh tác, nuôi trồng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn việc sản xuất của người nông dân.
Trong nông thôn cần tiếp tục quan tâm đến phát triển các loại hình dịch vụ về vệ sinh môi trường, xây dựng, vận tải… góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt và phát triển sản xuất của người nông dân.
Khuyến khích và tạo điều kiện cho các hợp tác xã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
Liên kết, hợp nhất, sáp nhập các hợp tác xã có quy mô nhỏ thành các hợp tác xã có quy mô lớn hơn, phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng mở rộng và đa dạng các loại hình dịch vụ như: chuyển giao khoa học công nghệ, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, bảo vệ thực vật, thú y, vật tư, phân bón, thức ăn gia súc gia cầm, sản xuất và cung ứng giống vật nuôi, cây trồng, tiêu thụ sản phẩm, chế biến nông sản, cung ứng dịch vụ thuỷ lợi, các hợp tác xã cung cấp dịch vụ cơ khí vận tải, sửa chữa phương tiện vận tải cho xã viên đồng thời củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ vận tải...
Chú trọng phát triển các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã gắn với các chương trình khuyến công, hiện đại hoá công nghiệp nông thôn tạo điều kiện cho việc hình thành phát triển các làng nghề công nghiệp mới trong tiến trình phát triển kinh tế bền vững của địa phương. Thúc đẩy phát triển các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động theo hướng ứng dụng các công nghệ, khoa học kỹ thuật vào phát triển kinh tế cộng đồng, xoá đói giảm nghèo. Tạo điều kiện để các hợp tác xã cung ứng nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp đồng thời coi trọng việc bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật, năng lực tài chính, đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ nâng cao năng lực hoạt động, đủ sức cạnh tranh để có thể thực hiện được các dự án có quy mô lớn, chất lượng cao.
Khuyến khích thành lập mới các hợp tác xã xây dựng ở những vùng nông thôn, vùng núi để thực hiện những công trình xây dựng nhỏ tại địa phương. Khôi phục và phát triển các loại hình kinh tế hợp tác trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu đa dạng của các tầng lớp dân cư, đáp ứng các dịch vụ đầu ra cho các hộ nông dân và cung ứng hàng tiêu dùng cho dân cư nông thôn.
4.4. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Phú Lương đại hóa ở huyện Phú Lương
4.4.1. Một số giải pháp chung
- Quy hoạch huyện phải phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh Thái Nguyên - Quy hoạch phát triển kinh tế huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sản xuất hàng hóa.
- Gắn các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với các chỉ tiêu tiến bộ và công bằng xã hội trong xây dựng và thực hiện quy hoạch.
- Phát huy và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực nội sinh, thu hút tối đa nguồn lực bên ngoài cho sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện
- Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội phải kết hợp chặt chẽ với bảo tồn và tái tạo cảnh quan, môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng của huyện.
- Chuẩn bị lao động đảm bảo cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng được yêu cầu của quá trình CNH - HĐH nền kinh tế của huyện.
4.4.2. Một số giải pháp cụ thể
4.4.2.1. Xây dựng chiến lược và Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn trong đó chú trọng hát triển sản xuất theo từng vùng sinh thái
Bất kỳ một chủ trương phát triển kinh tế nào khi được đưa ra cũng cần phải xây dựng chiến lược và quy hoạch một cách chi tiết, nhằm đảm bảo cho quá trình thực hiện được thuận lợi và mang lại hiệu quả cao. Do đó, trên cơ sở Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, huyện Phú Lương cần xây dựng quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông nông đảm bảo có tính dài hạn, ổn định phù hợp với đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội, tự nhiên của địa phương.
Huyện cần củng cố, nâng cấp, hoàn thiện từng bước hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn; phát triển các loại cây trồng như: rau thực phẩm, cây ăn quả các loại cung cấp cho các khu công nghiệp, đô thị, cho công nghiệp chế biến, đặc biệt là phát triển cây chè - một cây trồng có thế mạnh của huyện.
Phát triển mạnh chăn nuôi đại gia súc và chăn nuôi lợn, phát triển nuôi trồng thủy sản, đảm bảo cung cấp cho nhu cầu về thịt và trứng trong huyện và tỉnh, tiến tới vươn ra thị trường ở các địa phương khác.
Bảo vệ vốn rừng hiện có, trồng mới rừng phòng hộ và đẩy mạnh trồng rừng sản xuất cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy và gỗ ván nhân tạo; đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng; phát triển du lịch làng, bản và du lịch sinh thái;
4.4.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Con người là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất trong sự nghiệp phát triển của nền kinh tế. Sự thành công của công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế không những phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ, mà còn phụ thuộc vào trình độ dân trí, trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật của lực lượng lao động. Do đó, công tác giáo dục đào tạo có vai trò quyết định đến thành công hay thất bại của việc thực hiện các chương trình phát triển nền kinh tế của địa phương.
Giáo dục cho dân cư phải được quan tâm cả về giáo dục văn hoá, giáo dục hướng nghiệp, cân đối giữa dạy lý thuyết và thực hành, đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa đào tạo kỹ sư với công nhân kỹ thuật.
Công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế không phải là một công việc đơn giản và không thể nhìn thấy ngay được hiệu quả trong thời gian ngắn, cũng như không dễ dàng để thay đổi thói quen, tập quán trồng trọt chăn nuôi của người nông dân. Do vậy, không chỉ cần có kiến thức, đội ngũ cán bộ cần phải có tâm huyết, có lòng nhiệt tình, nhạy bén và kiên trì với công việc của mình thì mới mang lại hiệu quả tốt. Chính vì vậy cần phải có chương trình đào tạo riêng, đào tạo có hệ thống, có phân cấp các trình độ khác nhau.
Công tác giáo dục, đào tạo cán bộ phải gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Giáo dục, đào tạo nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, và phát triển con người toàn diện. Con người vốn là yếu tố tích cực và năng động nhất của lực lượng sản xuất. Trong cơ chế thị trường và thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì yếu tố con người lại càng có ý nghĩa quyết định. Nhà nước cần có chương trình kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau.
Tiếp tục tăng cường đầu tư cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá nâng cao trình độ dân trí, tỷ lệ lao động qua đào tạo và sức khoẻ người lao động
Đẩy mạnh đào tạo và có các chính sách đãi ngộ để thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật cho các ngành của huyện. Tăng cường bồi dưỡng cán bộ quản lý các doanh nghiệp, sắp xếp lại và nâng cao trình độ cán bộ quản lý nhà nước.
Mở rộng dạy nghề, truyền nghề bằng nhiều hình thức thích hợp, có chính sách khuyến khích hỗ trợ học nghề cho lực lượng lao động. Tổ chức tốt các hình thức xúc tiến, hỗ trợ và giới thiệu việc làm.
Mở rộng hệ thống dạy nghề trên cơ sở tiềm năng phát triển của huyện, coi trọng đào tạo các chuyên ngành cơ khí, công nghiệp điện, than, thương mại và dịch vụ theo từng giai đoạn khác nhau.
4.4.2.3. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH thì cơ sở hạ tầng cũng phải hiện đại hóa cho phù hợp. Để có được cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH thì huyện phải cố gắng hơn nữa, phải có biện pháp tích cực phát huy mọi khả năng của mình và tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh Thái Nguyên và huyện Phú Lương.
- Về giao thông: Ngoài quốc lộ 37 chạy qua huyện thì các trục đường chạy trong huyện cần được tu bổ nâng cấp.
- Hệ thống thủy lợi: Cần phát huy chiến dịch giao thông, thủy lợi trong toàn huyện, huy động các ngày công để đào đắp, nạo vét kênh mương, bờ vùng bờ thửa theo định kỳ 2 lần/năm nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất của nhân dân. Tiếp tục bê tông hóa kênh mương còn lại để tránh tổn thất nước tưới, chống ngập úng vào mùa mưa và đảm bảo nước cho những vùng có khả năng tăng vụ.
- Hệ thống điện nước: Trong những năm tới hệ thống điện được giải quyết đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân. Do thực hiện CNH, HĐH nên nhu cầu điện cho sản xuất là rất lớn, nhất là ngành CN và TTCN đã và đang phát triển mạnh. Tăng hộ sử dụng nước máy, giếng khoan; giảm hộ sử dụng giếng khơi, giếng đào.
- Các công trình phúc lợi: Nhận thức giáo dục là con đường cơ bản để hình thành nên con người mới. Vì thế cần có những chiến lược phát triển giáo dục đúng đắn đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực trong tương lai phục vụ tốt quá trình CNH, HĐH. Do đó cần đặc biệt quan tâm đến giáo dục, đầu tư trang thiết bị hiện đại, xây dựng trường học kiên cố, lớp học kiên cố phục vụ tốt cho việc dạy và học. Cần nâng cao trình độ cho giáo viên cơ sở, không những giỏi về chuyên môn và còn giỏi về nhiểu lĩnh vực khác.
- Về y tế: Cần nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân, thực hiện y tế cộng đồng. Đầu tư nâng cấp trạm y tế xã, thị trấn, tăng cường trang thiết bị hiện đại, tăng cường số y sĩ, bác sĩ có chất lượng của trạm y tế xã, thị trấn.
Các cơ sở hạ tầng nông thôn như đường giao thông, trạm biến thế và hệ thống đường dây cung cấp điện, hệ thống thuỷ lợi, cung cấp nước sạch và hệ thống thông tin truyền thông đại chúng…là những hạng mục cơ sở hạ tầng hết sức quan trọng và cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn.
Các cơ sở hạ tầng thuộc địa bàn cấp huyện, xã, các thôn, xóm nên kết hợp Nhà nước và nhân dân cùng làm. Nhà nước hỗ trợ một phần vốn, nhân dân đóng góp một phần tiền và góp sức lao động đầu tư xây dựng công trình. Chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng ở các vùng sản xuất hàng hoá tập trung để tạo điều kiện cho lưu thông hàng hoá, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
4.4.2.4. Mở rộng công tác khuyến nông, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật tới nông dân
Áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác chính là bước đột phá của nền nông nghiệp hiện đại so với nền nông nghiệp truyền thống. Để áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất thì công tác khuyến nông, khuyến lâm là cầu nối chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật tới nông dân. Cán bộ làm công tác khuyến nông, khuyến lâm truyền đạt những giải pháp kỹ thuật đến nông dân và ngược lại thu nhận, phản hồi những yêu cầu, những khó khăn trong sản xuất của nông dân để đề đạt tới các nhà nghiên cứu tiếp tục giải quyết. Vì vậy, đây được coi là một trong những giải pháp có ý nghĩa thiết thực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của