Diện tích năng suất và sản lượng lúa giai đoạn 2013-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 61)

Năm Diện tích (ha) Năng suất

(Tấn/ha) Sản lượng (Tấn) 2013 7.063 50,92 35.962 2014 7.251 53,21 38.579 2015 6.976 55,30 35.697 2016 6.942 56,42 38.545 2017 6.837 58,06 40.069

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lương)

Chúng ta thấy các chỉ tiêu về diện tích gieo trồng qua các năm tương đối ổn định trên dưới 7.200 ha, tuy nhiên năng suất và sản lượng từ năm 2013 đến năm 2017 liên tục tăng. Với diện tích ổn định, sản lượng và năng suất tăng cho thấy người nông dân đã sử dụng các biện pháp canh tác mới, đưa giống mới có năng suất và hiệu quả cao vào sản xuất, cùng với đó là ứng dụng tiến bộ kỹ thuật làm tăng năng suất từ 50,92 tấn/ha năm 2013 lên 58,06 tấn/ha năm 2017. Tăng diện tích lúa Đông Xuân và Xuân muộn, giảm diện tích lúa lúa Hè Thu với việc sử dụng các giống lúa lai, các cây trồng cạn ngắn ngày, năng suất cao đã làm tăng giá trị sản xuất trên đất ruộng 2 vụ. Chuyển diện tích đất ruộng một vụ, năng suất thấp sang trồng màu đưa giá trị sản xuất tăng lên.

Như vậy, có thể kết luận rằng trong cơ cấu ngành trồng trọt thì cây trồng hàng năm (gồm lúa, cây chất bột lấy củ), cây trồng lâu năm (gồm cây chè, xoài, vải, nhãn) là những cây có diện tích gieo trồng lớn và đóng góp phần lớn vào giá trị sản xuất của ngành trồng trọt, tuy nhiên do địa hình đất đai, khí hậu của huyện, trong thời gian tới cần chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng mở rộng diện tích trồng chè một cách hợp lý, trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, tiếp tục phát triển nhóm cây công nghiệp hàng năm (cây lạc, đỗ tương) nhằm nâng cao giá trị cây trồng và giá trị hàng hoá trong ngành trồng trọt. Tiếp tục đầu tư chiều sâu vào cây có hạt nói chung và cây lúa nói riêng, chú trọng nâng cao năng suất và chất lượng loại cây này.

- Ngành trồng trọt: Đẩy nhanh CNH, HĐH huyện đã thực hiện 5 khâu hóa, trong đó khâu sinh học hóa được sử dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả cao bằng các hình thức khuyến nông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thực hiện đưa các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất thay thế cho các giống cũ có năng suất thấp chất lượng kém. Trong trồng trọt huyện tiếp tục áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thực hiện chương trình phát triển sản xuất lúa lai, lạc lai, ngô lai, quy hoạch vùng sản xuất các vùng rau có giá trị kinh tế cao.

Tăng cường đổi mới điều hành sản xuất để kích thích sản xuất phát triển. Cơ giới hóa các khâu sản xuất nông nghiệp: Cơ giới hóa khâu làm đất là yêu cầu cấp thiết của sản xuất nông nghiệp, góp phần quan trọng đảm bảo thời vụ gieo trồng làm đất đúng kỹ thuật, giảm chi phí, giảm mức độ căng thẳng về thời vụ.

Cơ giới hóa khâu bảo vệ cây trồng chủ yếu vẫn sử dụng bình bơm thuốc thủ công, máy có động cơ cũng sử dụng nhưng tỷ lệ chưa cao.

Cơ giới hóa khâu thu hoạch: huyện mới chỉ tập trung vào khâu tuốt lúa, số lượng máy tuốt lúa đảm bảo gần 100% lượng lúa sau khi thu hoạch và hầu hết là các máy có động cơ. Cơ giới hóa khâu vận chuyển, các phương tiện vận chuyển rất đa dạng nhưng chủ yếu vẫn là phương tiện nhỏ bán cơ giới.

Thủy lợi hóa: Do được chú ý đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi hàng năm cho nên hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh đáp ứng trên 60% diện tích lúa được tưới tiêu chủ động, góp phần vào việc thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng.

- Hóa học hóa: huyện đã sử dụng khá nhiều phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng…

- Điện khí hóa: Hiện nay lượng điện dùng cho sản xuất vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ, đặc biệt dùng cho sản xuất nông nghiệp mới chỉ có khâu tuốt lúa, thắp sáng, tưới tiêu, sơ chế… Như vậy, CNH, HĐH trong ngành trồng trọt đã đưa năng suất cây trồng tăng lên đáng kể.

b. Đối với ngành chăn nuôi:

Ngành chăn nuôi là ngành có giá trị sản xuất đứng thứ hai sau ngành trồng trọt trong tổng giá trị sản xuất của nội bộ ngành nông nghiệp, hết năm 20167 chiếm tỷ trọng 29,45%, ngành trồng trọt chiếm 56,17%. Trong những năm qua, trong chăn

nuôi đã có sự chuyển dịch theo hướng phát triển những con gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế cao và có khả năng xuất khẩu, như lợn nạc, lợn sữa, gà chất lượng cao và từng bước sản xuất hàng hoá với quy mô lớn, công nghệ cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)