Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 43)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

A, Chỉ tiêu phản ánh tỉnh hình phát triển kinh tế - xã hội

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế - Cơ cấu kinh tế

- Tổng dân số, tổng lao động - Diện tích đất

- Thu nhập bình quân đầu người

B, Tính toán các chỉ tiêu kết quả phản ánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

* Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển kinh tế: - Tổng giá trị sản xuất

Cơ cấu giá trị sản xuất dùng để xem xét cơ cấu của từng ngành, từng vùng, từng thành phần kinh tế trong tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế.

Tổng giá trị sản xuất của các ngành sản xuất kinh doanh dịch vụ được tính bằng tổng khối lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ của các ngành. Chẳng hạn như:

+ Tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp thì bao gồm tổng khối lượng sản phẩm hàng hóa của ngành trồng trọt, tổng khối lượng sản phẩm hàng hóa của ngành chăn nuôi và tổng khối lượng sản phẩm của ngành thủy sản.

+ Tổng giá trị sản xuất của ngành CN-TTCN thì bao gồm tổng khối lượng sản phẩm hàng hóa của ngành như: Khai thác cát, đồ mộc,sản xuất vôi,CN vật liệu xây dựng….

Như vậy thông qua tổng giá trị sản xuất (GO) chúng ta có thể biết được ngành nào có thu nhập cao và chiếm ưu thế trong nền kinh tế.

* Chỉ tiêu phản ánh phân bổ nguồn lực:

Vốn đầu tư cơ bản vào các ngành trong tổng số vốn đầu tư vào nông thôn. Chỉ tiêu này sẽ phản ánh được phần nào sự phát triển của các ngành trong tương lai, ngành nào đang được sự quan tâm phát triển trong nền kinh tế.

Lao động, cơ cấu lao động cho biết ngành nào là ngành cần nhiều lao động và sự dịch chuyển về cơ cấu lao động từ ngành này sang ngành kia. Chẳng hạn như hiện nay lao động nông nghiệp đang có xu hướng ngày một giảm, còn lao động CN- TTCN và TM-DV đang có xu hướng ngày một tặng lên.

Cơ cấu diện tích đất gieo trồng, chỉ tiêu này phản ánh mức độ và trình độ thâm canh trong gieo trồng.

Chỉ tiêu về giá trị sản xuất trên một ha trên một lao động. Phản ánh hiệu quả sản xuất của một lao động trên một đơn vị nguồn lực có hạn cụ thể là 1ha đất canh tác.

* Một số chỉ tiêu bình quân

+ Lương thực bình quân đầu người

+ Thu nhập bình quân đầu người trên năm +Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên khẩu +Bình quân diện tích đất canh tác trên khẩu

Tất cả các chỉ tiêu này đều cho biết tốc độ phát triển qua các năm

 Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nông thôn

- Cơ cấu giá trị sản xuất của từng lọai sản phẩm và dịch vụ - Cơ cấu lao động

- Cơ cấu vốn

- Cơ cấu sử dụng đất

Các chỉ tiêu này được dùng để đánh giá trình độ cơ cấu kinh tế và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn cho từng ngành,từng vùng,từng thành phần phần kinh tế.

 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

- Năng xuất cây trồng và năng xuất vật nuôi - Giá trị các lọai sản phẩm và dịch vụ - Năng xuất ruộng đất tính theo giá trị

Các chỉ tiêu này được dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của quá trình chuyển dịch từng vùng theo cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh thổ. Thông qua chỉ tiêu này cũng có thể thấy được hiệu quả của việc đầu tư cho giống mới, con mới và tiến bộ kỹ thuật được áp dụng cho trồng trọt và chăn nuôi.

Chương 3

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở

HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)