Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2013-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 54)

Năm 2013 2014 2015 2016 2017

Tốc độ tăng

trưởng (%) 11,19 11,58 11,47 11,41 11,20

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lương)

Tuy nhiên, để trở thành một tỉnh công nghiệp, cơ cấu kinh tế như hiện nay vẫn chưa hợp lý, tỷ trọng giá trị sản phẩm của ngành nông nghiệp vẫn cao. Người dân vẫn sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, mà chủ yếu vẫn chỉ trông vào đồng ruộng, đời sống còn nhiều khó khăn, trong khi đó, tốc độ tăng trưởng của khu vực này còn thấp.

Để tìm giải pháp cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung trên địa bàn huyện, đồng thời chuyển dịch có cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, nâng cao tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ trong tổng giá trị sản phẩm (GDP) của huyện, cùng với đó là giảm tỷ trọng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp trong GDP, xong vẫn đảm bảo tăng giá trị sản lượng tuyệt đối của ngành qua các năm, để giải quyết hiệu quả vấn đề này chỉ bằng cách thúc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông thôn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn và của toàn huyện, với các nội dung chuyển dịch đề cập là: chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế và cơ cấu các thành phần kinh tế.

3.2.1. Cơ cấu các ngành kinh tế

3.2.1.1. Ngành nông nghiệp

Hiện nay huyện Phú Lương có 13.049,0 ha đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 35,4% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện, trong những năm qua, tình hình sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng trên đất nông nghiệp và từng bước đạt hiệu quả kinh tế. Các vùng sản xuất lương thực và thực phẩm đã hình thành và đang có những bước phát triển mới về quy mô cũng như chất lượng hàng hoá. Trong những năm qua, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn trên 56,17% trong tổng giá trị ngành nông nghiệp, ngành chăn nuôi chỉ chiếm tỷ trọng gần 30%, còn ngành dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng gần 9%, tình trạng này cho thấy cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp còn rất bất cập, tuy nhiên cũng đã có chuyển biến khi ngành dịch vụ nông nghiệp có xu hướng phát triển.

Từ bảng 3.7 cho thấy, nông nghiệp là thế mạnh trong phát triển kinh tế nông thôn của huyện, qua các năm giá trị sản xuất trong nội ngành nông nghiệp đều cao và chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với 2 ngành thuỷ sản và lâm nghiệp. Trong nội bộ ngành nông nghiệp thì ngành trồng trọt có giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp biến đổi theo xu hướng giảm dần, năm 2013 chiếm 63,58% đến năm 2016 là 57,16%, năm 2017 là 56,17% , ngành chăn nuôi có xu hướng tăng giảm tỷ trọng không ổn định từ 22,10% năm 2013 lên 29,45% năm 2017. Ngành dịch vụ nông nghiệp có xu hướng giảm tỷ trọng từ 10,03% năm 2013 giảm xuống còn 7,77% năm 2016 và tăng nhẹ lên 8,26% năm 2017, tuy vậy vẫn giảm nhiều so với năm 2013.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)