Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 66 - 73)

(Chia theo khu vực kinh tế)

Năm Tổng số Doanh nghiệp nhà nước

Khu vực ngoài nhà nước

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

1. Giá trị sản xuất (Tỷ đồng) 2013 665,4 375,9 197,4 92,1 2014 757,95 381,9 359,58 16,40 2015 760,32 350,43 539,67 16,79 2016 835,7 394,9 433,3 7,5 2017 843,3 392,5 442,3 8,5

2. Chỉ số phát triển (Năm trước=100) - %

2013 91,5 82,2 220,3 0,0

2014 93,5 83,5 179,7 151,8

2015 113,9 101,6 414,7 17,8

2016 100,3 91,8 227,8 102,4

2017 109,9 112,7 216,4 44,7

Theo Bảng Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện ta có thể thấy tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp của huyện có tăng nhưng chất lượng tăng trưởng còn thấp trong những năm gần đây, năm 2013 tổng giá trị sản xuất là 665,4 tỷ đồng, năm 2014 tăng lên 757,95 tỷ đồng, năm 2015 tăng là 760,32 tỷ đồng, năm 2016 tăng là 835,7 tỷ đồng và đến năm 2017 tăng ở mức 843,3 tỷ đồng.

Chỉ số phát triển của những năm sau cao hơn so với năm trước, năm 2013 là 91,5%, đến năm 2017 đã tăng lên là 109,9%.

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh từ năm 2013 là 92,1 tỷ đồng đến năm 2017 còn 8,5 tỷ đồng và tăng ở khu vực ngoài nhà nước (khu vực kinh tế tư nhân và cá thể).

Bảng 3.20: Số cơ sở sản xuất công nghiệp cá thể trên địa bàn huyện phân theo ngành công nghiệp

Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng số 1.254 1.293 1.235 1.357 1.375 1. Công nghiệp khai thác 12 13 3 3 3

2. Công nghiệp chế biến 1.242 1.280 1.232 1.354 1.372 Sản xuất thực phẩm và đồ uống 376 395 380 418 413

Sản xuất trang phục 116 119 115 125 135

Sản xuất SP bằng da, giả da 15 16 16 15 17

Sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản 145 140 134 147 152 Sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại 356 372 358 392 395 Sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn 102 107 103 113 115

Sản xuất máy móc, thiết bị 2 2 2 2 2

Sản xuất giường, tủ, bàn ghế 130 129 125 142 143

(Niên giám thống kê huyện Phú Lương)

Qua bảng ta thấy số cơ sở sản xuất công nghiệp cá thể trên địa bàn huyện tăng đáng kể từ năm 2013 là 1.254 cơ sở, năm 2017 là 1.375 cơ sở.

Quá trình chuyển dịch trong nội bộ ngành công nghiệp diễn ra theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến (là ngành có giá trị gia tăng cao).

Huyện Phú Lương đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận tín dụng chính thức, góp phần khai thông và hỗ trợ nguồn vốn cho các doanh nghiệp (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã tổ chức hội nghị khách hàng doanh nghiệp nhằm mục đích "đồng hành phát triển và hợp tác bền vững" để tháo gỡ khó khăn về vốn cho các nhà đầu tư vào huyện). Huyện đã cung cấp thông tin chi tiết về pháp luật, quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất, các quy trình giải quyết thủ tục hành chính, các dự án kêu gọi đầu tư, các lĩnh vực xã hội hóa, các chương trình thực thi chủ trương, chính sách của tỉnh, các dự báo, dự đoán về kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, các dịch vụ công… để giải thích, giới thiệu, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư. Bên cạnh đó, hướng dẫn các doanh nghiệp có dự án đầu tư mới đã được UBND tỉnh đồng ý chủ trương đầu tư vào huyện hoàn tất một số thủ tục đầu tư, thuê đất, giao đất thực hiện dự án...

Vì vậy, những năm gần đây, huyện Phú Lương đã thu hút được nhiều dự án có quy mô khá lớn. Phần lớn trong số hơn 130 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn duy trì tốt hoạt động sản xuất - kinh doanh, đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của huyện.

Để đạt được kết quả trên và tạo tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo, trong thời gian tới, huyện sẽ phải nỗ lực thực thi hiệu quả các chương trình hành động của tỉnh về cải thiện môi trường đầu tư nhằm phát huy tối đa các tiềm năng lợi thế.

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP, Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ; Kế hoạch số 54/KH- UBND, Kế hoạch số 60/KH-UBND, Kế hoạch số 61/KH-UBND của UBND tỉnh Thái Nguyên….

Thứ hai, tăng cường nguồn thông tin chi tiết về pháp luật, quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất, các quy trình giải quyết thủ tục hành chính… để giải thích, giới thiệu, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Thứ ba, tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính theo đề án “một cửa liên thông” kết hợp với việc công khai minh bạch các thủ tục thông tin về đất các dự án đã được giao, cho thuê, chuyển mục đích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thông tin đất đai.

Thứ tư, thường xuyên tổ chức đối thoại để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và tiếp nhận các phản ánh của doanh nghiệp; Tích cực chỉ đạo triển khai công tác quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư theo kế hoạch đã được phê duyệt để tăng cường tìm kiếm đối tác và thị trường.

Thứ năm, hỗ trợ doanh nghiệp trong đầu tư mở rộng sản xuất, đăng ký thương hiệu, phát triển thị trường, tổ chức cho các doanh nghiệp có nhiều cơ hội quảng bá, giao thương sản phẩm tại các hội chợ trong tỉnh, ngoài tỉnh và khu vực.

Công nghệ được áp dụng trong ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Ngành chế biến cũng đã có bước phát triển nó tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, giải quyết phần nào việc làm và tăng thêm thu nhập cho người dân lao động ở nông thôn. Huyện cũng đã từng bước cơ khí hóa, điện khí hóa nhất là ngành chế biến lương thực, thực phẩm.

Công nghiệp chế biến thức ăn gia súc cũng phát triển, từng bước phục vụ cho quá trình CNH - HĐH ngành chăn nuôi, sử dụng nguyên liệu chủ yếu là sản phẩm của ngành trồng trọt như ngô, khoai,đỗ tương…để làm thức ăn chăn nuôi đảm bảo yêu cầu thức ăn chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp.

Các ngành công nghiệp như chế biến gỗ, khai thác cát, làm gạch cũng bước đầu được mua sắm trang thiết bị, điều này sẽ tạo đà phát triển mạnh cho những năm tiếp theo.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong ngành CN- TTCN vẫn còn thấp, công nghệ chủ yếu vẫn là thủ công. Một số công nghệ tiến bộ được sử dụng như máy cưa xẻ và máy khai thác cát còn chiếm tỉ lệ nhỏ. Trong những năm tới vấn đề đầu tư đổi mới công nghệ phải được ưu tiên hàng đầu, đó là khâu quyết định là con đường để thực hiện hiện đại hóa.

3.2.2.3. Về ngành dịch vụ

Trong những năm qua dịch vụ đã góp phần quan trọng vào phục vụ sản xuất, đời sống của người nông dân, hoạt động dịch vụ từng bước phong phú hơn và đáp

ứng những yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Các dịch vụ về giống, thuỷ lợi và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật canh tác, nuôi dưỡng, các dịch vụ sửa chữa, gia công cơ khí công cụ tuốt lúa, sao chè cũng được hình thành và phát triển (như gia công sản xuất máy sao chè) đã thực sự đóng vai trò quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Phú Lương. Mạng lưới dịch vụ của các doanh nghiệp Nhà nước đã gắn với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, đặc biệt là trong các lĩnh vực dịch vụ về thuỷ lợi, giống, vật tư nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm chè. Cùng với các doanh nghiệp nhà nước các hợp tác xã đã được củng cố và đổi mới làm tốt công tác dịch vụ đầu vào cho sản xuất như thuỷ nông, giống, vốn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Các hợp tác xã làm dịch vụ nông nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chè, sản xuất giống cây trồng, chăn nuôi, thuỷ lợi, vật tư phân bón.

Lĩnh vực thương mại từng bước phát triển, trên địa bàn có 12 chợ, các chợ Trung tâm đã được đầu tư. Toàn huyện có 13 doanh nghiệp, hợp tác xã và 1121 hộ kinh doanh thương mại.

Cùng với điều kiện ưu đãi về địa lý, khí hậu, Phú Lương có cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái động thực vật phong phú đa dạng, hình thành nên các điểm du lịch, lễ hội thu hút nhiều du khách như: Khu di tích lịch sử Đền Đuổm nổi tiếng, khu kỷ niệm Bác Hồ về thăm trường Thanh niên Lao động Xã hội Chủ nghĩa, hồ Làng Hin, Thác Cam, khu văn hoá Phú Sơn 4, làng nghề mây tre đan, v.v…

Những năm gần đây, cùng với việc phát huy thế mạnh trong sản xuất nông, lâm nghiệp, huyện Phú Lương còn chú trọng khai thác các tiềm năng, thế mạnh sẵn có và kêu gọi thu hút đầu tư để phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn. Từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân địa phương.

Phú Lương là huyện miền núi, có tuyến Quốc lộ 3 chạy qua địa bàn 7 xã, thị trấn (Cổ Lũng, Giang Tiên, Phấn Mễ, Đu, Động Đạt, Yên Đổ, Yên Ninh) với tổng chiều dài khoảng 30km. Huyện cũng có tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) chạy qua 4 xã (Vô Tranh, Tức Tranh, Phú Đô, Yên Lạc) với chiều dài khoảng 10km. Ngoài ra, mạng lưới giao thông nối liền các xã, thị trấn trong huyện đang

từng bước được hoàn thiện. Cùng với đó, sản xuất nông, lâm nghiệp ngày càng phát triển, số lao động đi làm việc tại các doanh nghiệp ngày càng nhiều, góp phần quan trọng vào việc tăng thu nhập cho nhân dân địa phương. Vì vậy sức mua hàng hóa trên địa bàn ngày một tăng cao... Đây chính là những điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại, dịch vụ ở huyện.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có hơn 3.600 cơ sở cá thể (tăng gần 300 cơ sở so với năm 2016) và trên 150 doanh nghiệp (DN) tham gia hoạt động thương mại, dịch vụ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2017 đạt gần 1.160 tỷ đồng (tăng trên 200 tỷ đồng so với năm 2016). Toàn huyện có 1 chợ hạng II và 11 chợ hạng III, trong đó các chợ: Đu, Giang Tiên, Phấn Mễ họp tất cả các ngày trong tháng. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có hơn 30 điểm kinh doanh, bán lẻ xăng dầu. Mặc dù chưa có trung tâm thương mại nhưng cửa hàng tự chọn xuất hiện ngày càng nhiều ở địa bàn thị trấn Đu, thị trấn Giang Tiên và xã Cổ Lũng. Không chỉ có vậy, các tuyến vận chuyển hành khách và hàng hóa bằng đường bộ như: tuyến xe bus của Công ty CP Hà Lan chạy từ T.P Thái Nguyên đi Định Hóa, qua địa bàn huyện; các hãng taxi: Phú Lương Sao, Phú Lương, Bình An... đã góp phần đáng kể phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân.

Để phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn, huyện đã xây dựng và đang thực hiện Đề án "Tiếp tục phát triển thương mại, dịch vụ huyện Phú Lương giai đoạn 2016-2020". Mục tiêu mà Đề án hướng tới là: Đến năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội đạt 1.820 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân tăng 14%/năm; đến năm 2020, các chợ nông thôn cơ bản đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới; xuất khẩu các sản phẩm có thế mạnh như: chè, gỗ, may mặc, khoáng sản... Trên cơ sở đó, huyện đang tập trung thực hiện các nội dung: Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường; phát triển kết cấu hạ tầng thương mại; tổ chức quản lý và điều hành các chợ sao cho hiệu quả... Theo đó, UBND huyện luôn chú trọng đẩy mạnh cải cách hành chính bằng việc tinh giản các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi về thuê đất, ưa đãi về thuế cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh; thường xuyên tổ chức cho các DN và làng nghề tham gia trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các hội chợ triển lãm, hội chợ thương

mại, Liên hoan Trà, Lễ hội Đền Đuổm... Từ năm 2016 đến nay, huyện đã tranh thủ các nguồn lực để xây mới 2 chợ, cải tạo, nâng cấp 9 chợ với tổng kinh phí trên 17,4 tỷ đồng. Ngoài ra, huyện còn chú trọng xây dựng mới, mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông theo kế hoạch.

Khi hạ tầng thương mại phát triển, nhất là sự xuất hiện của các siêu thị điện máy, cửa hàng tự chọn dọc trục Quốc lộ 3, không chỉ đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa của người dân mà còn làm cho diện mạo ở đô thị và vùng nông thôn thêm đẹp đẽ hơn. Người dân cũng được tiếp cận các loại mặt hàng dễ dàng.

Những năm gần đây, khi giao thông phát triển, việc lưu thông hàng hóa ngày càng trở nên thuận tiện. Hầu hết các loại mặt hàng đều đã được phân phối về tận trung tâm các xã, thị trấn. Đặc biệt, sự xuất hiện của các siêu thị, cửa hàng, đại lý lớn, bày bán đầy đủ các mặt hàng đã giúp người dân không còn phải di chuyển quãng đường xa 20-30km về T.P Thái Nguyên để chọn mua hàng hóa như trước đây nữa.

Hoạt động dịch vụ, thương mại phát triển đã góp phần tạo việc làm cho một bộ phận không nhỏ người dân trên địa bàn huyện. Theo khảo sát, mỗi cơ sở cá thể, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đã tạo việc làm cho 3 đến trên 30 lao động vào làm việc với mức thu nhập từ 3,5 đến 7-8 triệu đồng/tháng.

So với các huyện, thành, thị trong tỉnh, DN, hộ cá thể hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ ở Phú Lương chưa nhiều, song đã đóng góp một phần đáng kể vào thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn. Theo kết quả thống kê của Chi cục thuế Phú Lương, năm 2017, tổng ngân sách trên địa bàn huyện đạt 96,2 tỷ đồng, trong đó các DN, hộ cá thể hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ đóng góp vào ngân sách Nhà nước trên 44,6 tỷ đồng.

Hiện đại hóa trong ngành dịch vụ

Cùng với sự phát triển nông nghiệp và công nghiệp nông thôn thì các họat động dịch vụ kinh tế kỹ thuật phát triển trên nhiều lĩnh vữ phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống. Trong mấy năm gần đây ngành dịch vụ của thị trấn cũng phát triển mạnh. Bên cạnh các dịch vụ của những hộ gia đình thì dịch vụ mang tính chất cộng đồng như: Dịch vụ ngân hàng tín dụng, bưu điện cũng phát triển mạnh và cũng được đầu tư trang thiết bị hiện đại vốn đầu tư cũng đáp ứng nhu cầu CNH - HĐH.

3.2.2. Cơ cấu các thành phần kinh tế

3.2.2.1. Đối với kinh tế trang trại

Trong những năm qua thành phần kinh tế trang trại đã có bước phát triển quan trọng, đóng vai trò ngày càng lớn hơn trong việc thúc đẩy kinh tế ở nông thôn phát triển hướng tới một nền sản xuất với quy mô hàng hoá, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân với số lượng lớn về các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và các sản phẩm phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, số lượng các trang trại liên tục giảm mạnh trong giai đoạn này là do tình hình kinh tế bất ổn, giá thành đầu vào tăng cao và nhiều dịch bệnh hoành hành trong khi đầu ra cho sản phẩm còn nhiều bất cập. Đến hết năm 2017, toàn huyện có 24 trang trại, trong đó chỉ còn lại 22 trang trại chăn nuôi và 2 trang trại thủy sản, các mô hình trạng trại khác đều đã dừng hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)