Cơ cấu các thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 73 - 75)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Phú Lương

3.2.2. Cơ cấu các thành phần kinh tế

3.2.2.1. Đối với kinh tế trang trại

Trong những năm qua thành phần kinh tế trang trại đã có bước phát triển quan trọng, đóng vai trò ngày càng lớn hơn trong việc thúc đẩy kinh tế ở nông thôn phát triển hướng tới một nền sản xuất với quy mô hàng hoá, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân với số lượng lớn về các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và các sản phẩm phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, số lượng các trang trại liên tục giảm mạnh trong giai đoạn này là do tình hình kinh tế bất ổn, giá thành đầu vào tăng cao và nhiều dịch bệnh hoành hành trong khi đầu ra cho sản phẩm còn nhiều bất cập. Đến hết năm 2017, toàn huyện có 24 trang trại, trong đó chỉ còn lại 22 trang trại chăn nuôi và 2 trang trại thủy sản, các mô hình trạng trại khác đều đã dừng hoạt động.

Bảng 3.21: Kết quả điều tra trang trại huyện Phú Lương

Năm 2013 2014 2015 2016 2017

Tổng số trang trại 51 64 14 25 24

Trong đó: - Trang trại tổng hợp 4 9 Trongđó-Trang trại cây lâu năm 4 7

- Trang trại chăn nuôi 22 29 14 23 22

- Trang trại lâm nghiệp 17 13

- Trang trại thủy sản 4 6 2 2

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lương) 3.2.2.2. Đối với kinh tế hợp tác

Từ năm 2013 đến năm 2017, tình hình kinh tế hợp tác xã có bước phát triển đáng kể. Số lượng hợp tác xã được duy trì ổn định; các lĩnh vực hoạt động ngày càng phong phú, đa dạng; hiệu quả hoạt động được nâng lên.

Đây là loại hình hợp tác kinh tế giản đơn, nhưng đã khắc phục được một số mặt hạn chế của kinh tế hộ như: thiếu vốn, thiếu công cụ, lao động, thiếu kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất, thể hiện tinh thần hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, đời sống; là cầu nối giữa chính quyền địa phương với các tổ chức chính trị xã hội

khác. Trong điều kiện trình độ phát triển của lực lượng sản xuất hiện nay, loại hình kinh tế hợp tác giản đơn này vẫn còn phù hợp trong một số lĩnh vực tại một số địa bànvàcó sự tăng nhanh về số lượng.

Cuối năm 2013 toàn huyện có 27 hợp tác xã , đến hết năm 2017 có 32 hợp tác xã. Số xã viên, người lao động trong các hợp tác xã đã tăng cả về số lượng và chất lượng

Đã có những đổi mới về cách thức sản xuất và kinh doanh nhờ đó mà hiệu quả sản xuất, kinh doanh cũng như vốn, quỹ, tài sản của hợp tác xã tăng lên đáng kể. Các hợp tác xã đã có nhiều cố gắng, từng bước khắc phục những khó khăn, đổi mới cung cách làm ăn, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nên doanh thu hàng năm đều tăng khá.

Trong những năm qua, nhất là sau khi có Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác”, kinh tế hợp tác và hợp tác xã trên địa bàn huyện đã từng bước phát triển. Nhiều hợp tác xã đã chủ động vươn lên, dần xoá bỏ tư tưởng ỷ lại trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước; tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã đã dần đi vào ổn định, ngày càng có nhiều hợp tác xã làm ăn có hiệu quả; vốn, quỹ, tài sản được bảo toàn và phát triển; trình độ quản lý và năng lực kinh doanh của cán bộ hợp tác xã được nâng lên một bước; số hợp tác xã yếu kém giảm dần; các loại hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã ngày càng phong phú, đa dạng, quy mô ngày càng mở rộng, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn xuất hiện ngày càng nhiều hợp tác xã đa ngành nghề, phù hợp với nhu cầu và trình độ phát triển ở địa phương trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá .

3.2.2.3. Đối với kinh tế hộ nông dân

Đây là thành phần kinh tế đóng vai trò chủ yếu ở nông thôn và là yếu tố quan trọng quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, tỷ lệ đói nghèo của các hộ gia đình tham gia phát triển kinh tế với tư cách là một thành phần kinh tế vẫn chiếm tỷ lệ cao, giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm thấp (3,1%) trong đó tỷ lệ các hộ đói nghèo cũng tập trung chủ yếu ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Các thành phần kinh tế hộ và kinh tế hợp tác xã đang tiếp tục được củng cố và phát triển, ngày càng tham gia vào nhiều lĩnh vực sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn và bước đầu đã chuyển dịch sang cả những ngành sản xuất phi nông nghiệp. Các hợp tác xã sau khi chuyển đổi, sắp xếp, đổi mới đã có những bước phát triển, hoạt động với tính chất và vai trò không chỉ là tổ chức kinh tế - xã hội như trước đây mà đã là những tổ chức kinh tế thực thụ hoạt động theo Luật hợp tác xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)