5. Kết cấu của Luận văn
4.5.2. Đối với Nhà nước
Phát huy vai trò quản lý nhà nước trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Quản lý nhà nước nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá là quá trình Nhà nước xây dựng và vận hành cơ chế quản lý kinh tế phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan để tác động vào hệ thống kinh tế làm biến đổi về lượng, thay đổi mối quan hệ về chất của các bộ phận hợp thành hệ thống kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Ngày nay trong bối cảnh đất nước ta đang đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Cùng với cả nước huyện Phú Lương nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung thực hiện phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vừa chịu sự tác động của yếu tố thị trường tự do cạnh tranh, song cũng không thể bỏ qua vai trò quản lý của Nhà nước nhằm làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế không bị chệch định hướng và đạt hiệu quả cao nhất trong điều kiện có thể như mong muốn của Nhà nước. Mặc khác, với vai trò quản lý của Nhà nước còn để khắc phục các trục trặc, cạnh tranh không bình đẳng trên thị trường, bảo vệ môi trường sinh thái, thực hiện các chính sách xã hội, phát triển kinh tế ở những vùng khó khăn và huy động một cách có hiệu quả mọi nguồn lực xã hội vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đối với huyện Phú Lương vai trò quản lý của Nhà nước được thể hiện qua các chủ trương, chính sách, cơ chế khuyến khích tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế nói riêng và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung được thuận lợi. Quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh thông qua xác định tầm nhìn chiến lược trong hoạch định kế hoạch phát triển, chương trình hành động, mở rộng quan hệ thương mại, thị trường cho hàng hoá nông sản được sản xuất trên địa bàn huyện. Định hướng bằng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Điều tiết, định hướng các hoạt động của các chủ thể kinh tế thông qua chính sách thuế, chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư...Quản lý nhà nước cũng hướng vào quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, mở mang dịch vụ công cộng, đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm; quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo cán bộ hoạt động trong nông thôn, huy động các nguồn vốn đầu tư, tạo thị trường các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
- Các cấp ủy Đảng, chức năng quản lý của các cấp chính quyền và phát huy vai trò của hệ thống chính trị trên cơ sở lấy các mục tiêu, nội dung đã đề ra trong quy hoạch huyện được duyệt làm căn cứ cho các quyết định trong kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm, các chương trình dự án phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước trên địa bàn huyện nói chung và đặc biệt là trong triển khai thực hiện quy hoạch nói riêng.
- Tuyên truyền vận động nhân dân hiểu rõ những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với sự chuyển đổi đất đai, ngành nghề, hiểu rõ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội để giảm bớt những mâu thuẫn nảy sinh.
- Thực hiện công khai quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Huyện, tuyên truyền, thu hút sự chú ý của nhân dân và các nhà đầu tư thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
- Tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư; Tiếp tục triển khai các quy hoạch chi tiết như quy hoạch mặt bằng các khu công nghiệp, khu du lịch, khu dân cư tập trung, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp...
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một đòi hỏi cấp thiết, là nhân tố quyết định sự thành công của công cuộc xây dựng nền kinh tế ở mỗi địa phương và là yếu tố then chốt đưa nông thôn phát triển bắt kịp với sự phát triển của thành thị. Đối với huyện Phú Lương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho phép:
- Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất nông, lâm nghiệp, phát triển đa dạng các thành phần kinh tế, nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp và dịch vụ nông thôn trong cơ cấu tổng giá trị sản xuất của các ngành.
- Phát huy lợi thế, tiềm năng thế mạnh cũng như tận dụng được mọi nguồn lực sẵn có ở địa phương. Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là quá trình ứng dựng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, đưa máy móc, tri thức mới vào trong nông nghiệp, nông thôn. Quá trình đó đã góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ góp phần phân công lại lao động xã hội, nâng cao năng suất lao động của người nông dân từ đó cho phép chỉ cần giữ lại một lượng nhỏ lao động ở mức cần thiết trong nông thôn cũng có thể đáp ứng được sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, chuyển một lượng lớn lao động dư thừa ở khu vực này sang khu vực công nghiệp và dịch vụ góp phần vào sự phát triển cân đối giữa các ngành nghề.
Trên đây là những vấn đề lý luận và thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên những vấn đề chính được đề cập như: tại sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tại sao phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế; sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo thành phần kinh tế; thực trạng ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
Từ thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên cùng các điều kiện sẵn có cũng như các tiềm năng chưa được khai thác nhằm tạo ra bước đột phá trong cơ cấu kinh tế của huyện, đề xuất hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm tới là: chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn, gắn sản xuất với thị trường đầu vào và thị trường đầu ra, chú trọng phát triển chăn nuôi và kinh tế đồi rừng, phát triển đa dạng hoá các ngành nghề nông thôn, nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ, tập trung phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông, lâm nghiệp và chế biến thực phẩm, xác định nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng đảm bảo sự tăng trưởng ổn định về giá trị tuyệt đối nhưng giảm đáng kể tỷ trọng, nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ Chính trị (1998), Nghị quyết về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2 Chính phủ (2001), Văn kiện, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3 Chính phủ (2006), Văn kiện, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4 Chính phủ (2007), Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, Hà Nội.
5 Chính phủ (2008), Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BHCH TW Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
6 Chính phủ (2010), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCHTW Đảng khóa IX về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010.
7 Chính phủ (2011), Văn kiện, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8 C.Mác(1964), Góp phần phê phán kinh tế chính trị học, tr.17, NXB Sự thật, Hà Nội.
9 C.Mác(1975), Tư bản quyển 2, tr.102,NXB Sự thật, Hà Nội.
10 Nguyễn Xuân Dũng(2002), Một số định hướng đẩy mạnh CNH, HĐH ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010, tr.10-16.
11 Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2017), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2017.
12 Lê Đình Dần (1996), Các yếu tố của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, Tạp chí Giáo dục lý luận, (Số Tháng 4), tr 4-6. 13 Lê Quốc Doanh (2005), Nghiên cứu luận cứ khoa học để chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, mã số KC.07.17, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
14 Nguyễn Thị Giang Châu (2005), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Lạng Sơn; Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội.
15 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII (2011), Văn kiện, Xưởng in Báo Thái Nguyên, Thái Nguyên.
16 Đảng bộ huyện Phú Lương (2017), Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010 - 2015
17 Dương Thị Hương Oanh(2012), Nghiên cứu các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên theo hướng CNH, HĐH, Trung tâm học liệu, Đại học Thái Nguyên.
18 UBND huyện Phú Lương (2017), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội từ năm 2013 -2017.
19 UBND huyện Phú Lương (2017), Niên giám thống kê huyện Phú Lương năm 2017.
20 UBND tỉnh Thái Nguyên (2011), Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
21 UBND tỉnh Thái Nguyên (2011), Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Lương đến năm 2020.
22 UBND tỉnh Thái Nguyên (2012), Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 đã đưa ra nhiệm vụ phát triển trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, Thái Nguyên.
23 UBND huyện tỉnh Vĩnh Phúc(2011), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình phát triển ở Việt Namh cơ
24 http://baothainguyen.org.vn/ 25 http://phuluong.thainguyen.gov.vn/ 26 http://festivaltra.thainguyen.gov.vn/ 27 http://tapchitaichinh.vn/ 28 http://www.bacgiang.gov.vn/ 29 http://baobacgiang.com.vn/ 30 http://tapchicongthuong.vn/