Cơ sở thực tiễn của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 32)

5. Kết cấu của Luận văn

1.2.1. Cơ sở thực tiễn của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

Các nhân tố nói trên có quan hệ mật thiết với nhau và đều có tác động đến việc hình thành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc chú trọng một cách hợp lý các nhân tố sẽ tạo nên những động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách nhanh chóng và có hiệu quả.

1.2. Cơ sở thực tiễn và kinh nghiệm của một số địa phương về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1.2.1. Cơ sở thực tiễn của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa hóa, hiện đại hóa

Trong mấy thập kỷ qua, các nước vùng Châu Á - Thái Bình Dương đã tận dụng khá tốt những lợi thế sơ sánh để phát triển nền kinh tế của mình nên đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, làm cho khu vực này trở thành khu vực phát triển kinh tế năng động nhất trên thế giới. Nhờ đó, đã xuất hiện những nước công nghiệp hóa mới, có những nước đã đứng và hàng ngũ các nước có tốc độ tăng trưởng cao. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế ở các nước này giá nhân công ngày càng tăng đã làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm do họ sản xuất ra bởi giá thành tăng. Các nước này vì thế phải tìm cách chuyển một phần các lĩnh vực sản xuất khó cạnh tranh sang các nước khác duới hình thức đầu tư, chuyển giao công nghệ. Các nước kém phát triển hơn lại có nhu cầu tiếp nhận công nghệ có trình độ thấp đã thúc đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ và đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển làm thay đổi cơ cấu kinh tế ở các nước này.

Sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ đã tạo ra những lĩnh vực công nghệ mới, có hiệu quả cao đặc biệt là các công nghệ tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường.Việc thực hiện công nghệ này trước mắt chưa thu lợi nhuận, nhưng trong tương lai thì lại có cơ sở để giành vị trí thống trị hoặc áp đảo thị trường khu vực và thế giới. Trước những biến đổi nhanh chóng trên thế giới đòi hỏi chúng ta phải nhận thức rõ để không bị lạc hậu, phải biết tận dụng những lợi thế của nước đi sau để phát triển, hội nhập mà không bị biến thành nơi tiếp nhận những công nghệ trình độ thấp, bị lệ thuộc vào các nước xuất khẩu công nghệ. Việt Nam là một trong những nước nghèo trên thế giới, dù chúng ta đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội trong thời gian qua. Song so với các nước trong khu vực và trên thế giới chúng ta cần phải phấn đấu hơn nữa. Một trong những giải pháp quan trọng đó chính là phải điều chỉnh cơ cấu kinh tế đặc biệt là cơ cấu ngành cho phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và khu vực, thế giới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, phù hợp với quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường được quán triệt xuyên suốt trong các Văn kiện của Đảng và chính sách của Nhà nước.

Với mục tiêu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, Đảng ta đặc biệt coi trọng vấn đề công nghiệp hoá - hiện đại hoá đồng thời xác định rõ: "Công nghiệp hoá - hiện đại là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, là nhiệm vụ trực tiếp của giai cấp nông dân liên minh với giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước".

Như vậy theo quan điểm của Đảng ta, CNH, HĐH cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn bó chặt chẽ với nhau. Quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH cần chú ý những vấn đề sau:

Một là, chuyển dịch cơ cấu toàn bộ, bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và cơ cấu các thành phần kinh tế; huy động đồng bộ mọi điều kiện, mọi biện pháp, mọi yếu tố để phát triển kinh tế.

Hai là, chú trọng cải tạo, nâng cao trình độ hiện đại của trang thiết bị hiện có, đồng thời đổi mới quy trình công nghệ trong sản xuất và quản lý ở mọi ngành, mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.

Nói cách khác, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu thành phần kinh tế theo hướng hợp lý và hiệu quả cao hơn đòi hỏi nền kinh tế phải được CNH, HĐH. Ngược lại CNH, HĐH làm cho nền kinh tế tăng trưởng và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Ở nước ta, cũng như từng địa phương xu hướng chung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm tới là:

- Về cơ cấu ngành: chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng cơ cấu nông nghiệp, tăng tỷ trọng cơ cấu công nghiệp và dịch vụ; trong ngành nông nghiệp tăng tỷ trọng chăn nuôi và thuỷ sản giảm tỷ trọng trồng trọt.

- Xây dựng cơ cấu các thành phần kinh tế phù hợp gồm: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Về cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ: chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ theo hướng phát triển toàn diện và tập trung có trọng điểm, phát triển tổng hợp, phát triển chuyên môn hoá.

Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng và Nhà nước ta là giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế song vẫn coi trọng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn: "Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế- xã hội".

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định: "Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao; đẩy mạnh thâm canh các loại cây trồng trên cơ sở áp dụng các loại quy trình sản xuất đồng bộ và tiên tiến; quy hoạch diện tích sản xuất lương thực ổn định; phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, an toàn dịch bệnh và bền vững về môi trường. Xây dựng các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung gắn với việc chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến và bảo quản".

Theo đó, Đảng và Nhà nước ta sẽ tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH, nhất là: đưa nhanh khoa học và công nghệ vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; có chính sách đủ mạnh để khuyến khích phát triển nhanh các doanh nghiệp và hoạt động dịch vụ ở nông thôn; tiếp tục đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; tập trung giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc và xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)