Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 47)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở huyện Phú Lương

3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Phú Lương là huyện miền núi, nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, có tọa độ địa lý 27021" vĩ độ Bắc, 105053 - 106004 kinh tuyến Đông. Trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 24km và huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn 18km.

Phú Lương tiếp giáp huyện Định Hóa về phía Tây Bắc, huyện Đại Từ về phía Tây Nam, huyện Đồng Hỷ về phía Đông, thành phố Thái Nguyên về phía Nam và huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn) về phía Đông Bắc.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Bảng 3.1. Diện tích đất phân theo loại đất và phân theo xã, thị trấn năm 2017 ĐVT: Ha Xã, thị trấn Tổng diện tích đất theo địa giới hành chính Chia ra Đất Nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng Thuỷ sản Đất ở Đất chuyên dùng Đất chưa sử dụng TỔNG SỐ 36761,7 13.053,0 16.466,6 825,6 1.307,3 3.954,4 276,4 Đu 935,90 462,20 229,60 23,70 61,20 130,80 6,40 Giang Tiên 378,10 128,40 94,70 6,20 25,40 109,60 2,20 Sơn Cẩm 1690,51 819,30 236,05 20,86 108,26 361,83 24,70 Cổ Lũng 1682,69 847,66 334,52 64,44 84,32 309,95 Phấn Mễ 2123,66 1064,28 439,65 21,77 86,56 403,95 20,92 Vô Tranh 1814,63 1151,94 295,67 33,00 77,72 194,71 0,09 Tức Tranh 2537,20 1379,15 830,82 45,06 81,96 125,87 3,20 Phú Đô 2263,60 923,30 960,50 38,20 62,70 134,60 84,40 Yên Lạc 4260,50 1165,30 1808,10 34,50 75,20 1117,20 8,20 Động Đạt 3572,30 1329,00 1714,40 56,30 88,10 287,20 11,70 Ôn Lương 1707,80 559,30 921,10 88,30 51,90 66,50 Phủ Lý 1598,80 431,60 920,40 59,90 44,20 92,70 4,50 Hợp Thành 895,10 323,80 428,00 31,10 44,80 38,30 7,60 Yên Đổ 3543,40 813,90 2332,10 107,30 83,60 168,50 2,30 Yên Ninh 4751,90 789,30 3197,30 58,40 258,10 277,30 57,30 Yên Trạch 3005,57 860,50 1722,80 138,60 72,00 134,00 41,00

Huyện Phú Lương có tổng diện tích tự nhiên là 368,95 km2, 16 đơn vị hành chính cấp xã/phường gồm 2 thị trấn và 14 xã gồm: Thị trấn Đu, Thị trấn Giang Tiên, Xã Cổ Lũng, Xã Động Đạt, Xã Hợp Thành, Xã Ôn Lương, Xã Phấn Mễ, Xã Phú Đô, Xã Phủ Lý, Xã Sơn Cẩm, Xã Tức Tranh, Xã Vô Tranh, Xã Yên Đổ, Xã Yên Lạc, Xã Yên Ninh, Xã Yên Trạch.

3.1.1.2. Địa hình và đất đai

Địa hình của huyện có chiều hướng dốc từ đông Bắc xuống đông Nam với độ dốc 0,05%, nhìn chung địa hình tương đối bằng phẳng, vùng đồi núi chủ yếu là vùng bát úp thoải có độ dốc cao khoảng 100m, độ cao trung bình so với mặt biển là 14km.

Đất đai huyện Phú Lương có diện tích đất tự nhiên là 36.934,34ha, diện tích đất nông nghiệp là 12.333,63ha, trong đó diện tích đất lúa, màu là 7.115 ha. Đất núi có nguồn gốc hình thành do sự phong hoá trên các đá Macma, đá biến chất và đá trầm tích. Đất đồi thành phần chủ yếu là các dạng Feralit đỏ, nâu, vàng phát triển trên đá mẹ Gabrô biến chất và phiến thạch sét. Đất ruộng phần lớn hình thành do bồi tụ, dốc tụ và chịu ảnh hưởng trực tiếp của đá mẹ, vì vậy đất ruộng của huyện Phú Lương nhìn chung có thành phần cơ giới nhẹ, pha cát, đất xốp và nghèo dinh dưỡng.

Hình 3.2. Diện tích đất phân theo loại đất của huyện Phú Lương năm 2017

(Nguồn: Niên giám thông kê huyện Phú Lương)

Đất Nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng Thuỷ sản

Đất ở

Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Từ bảng 3.1 ta thấy, xã Yên Ninh có diện tích đất tự nhiên lớn nhất (4751,90 ha), thị trấn Giang Tiên có diện tích nhỏ nhất (378,10 ha); xã Tức Tranh có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất (1379,15 ha), sau đó là xã Động Đạt, Yên Lạc, Vô Tranh, Phấn Mễ, Phú Đô, Yên Trạch, Cổ Lũng, Sơn Cẩm, Yên Đổ, Yên Ninh, Ôn Lương, TT Đu, Phủ Lý, Hợp Thành, sau cùng là thị trấn Giang Tiên.

Đất lâm nghiệp thì xã Yên Ninh có diện tích lớn nhất (3197,30 ha) sau đó đến xã Yên Đổ, Yên Lạc, Yên Trạch, Động Đạt, Phú Đô, Ôn Lương, Phủ Lý, Tức Tranh, , Phấn Mễ, Hợp Thành, Cổ Lũng, Vô Tranh, Sơn Cẩm, Thị trấn Đu , sau cùng là Thị trấn Giang Tiên (94,70 ha).

Đất nuôi trồng thuỷ sản thì xã Yên Trạch có diện tích lớn nhất (138,60 ha), tiếp đến là xã Yên Đổ, Ôn Lương, xã - thị trấn có diện tích nuôi trồng thuỷ sản thấp nhất vẫn là Thị trấn Giang Tiên (6,20 ha).

Đối với đất chưa sử dụng Phú Đô là xã có diện tích lớn nhất (84,40ha), Vô Tranh là xã có diện tích đất chưa sử dụng thấp nhất (0,90ha). Qua số liệu ta thấy xã Yên Ninh có diện tích đất nông nghiệp thấp nhưng diện tích đất lâm nghiệp sử dụng lại rất cao (chiếm 67,3% tổng diện tích tự nhiên).

Từ điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên có thể phân ra các vùng sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản như sau:

- Vùng có ưu thế phát triển kinh tế từ ruộng, gồm: Xã Tức Tranh, Động Đạt,Yên Lạc,+Vô Tranh, Phấn Mễ.

- Vùng có ưu thế phát triển kinh tế vườn đồi: Xã Phấn Mễ, Sơn Cẩm, Động Đạt, Cổ Lũng, Vô Tranh.

- Vùng có ưu thế phát triển kinh tế lâm nghiệp, vườn rừng: Xã Yên Ninh, Yên Lạc, Yên Đổ, Động Đạt, Yên Trạch, Ôn Lương, Phú Đô, Phủ Lý.

- Vùng có ưu thế phát triển nôi trồng thuỷ sản: Xã Yên Trạch, Yên Đổ, Ôn Lương, Cổ Lũng.

3.1.1.3. Khí hậu và thủy văn

Khí hậu ở huyện Phú Lương có hai mùa rõ rệt ảnh hưởng tới sản xuất nông, lâm nghiệp đó là: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình tháng từ 230C - 280C, lượng mưa chiếm 85% cả năm. Trong đó, tập trung nhiều vào tháng 6,7 và tháng 8 với lượng mưa bình quân của các tháng là 328mm (mùa bão, lũ).

Mùa khô (mùa Đông) bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. thời kỳ này rét, mưa ít, nhiệt độ bình quân dưới 200C, tháng lạnh nhất là tháng 1 (t0 = 17,70C). Số giờ nắng trong năm giao động từ 1.068 - 1.550 giờ, phân bố đều cho các tháng. Độ ẩm không khí bình quân toàn huyện từ 74- 81%. Đặc điểm tình hình khí hậu trên địa bàn huyện cho thấy thời tiết không thuận lợi, nhưng sẽ là thích hợp cho việc đa dạng hoá cây trồng ngắn ngày thích nghi với mùa khô ở các địa phương này, mùa mưa kéo dài khí hậu mát mẻ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu và trồng cây dài ngày nhưng cũng phải phòng trừ lũ lụt có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)