Năm 2013 2014 2015 2016 2017
- DT rừng hiện có ha 16.365,28 17.201,46 17.104,78 17.223,86 17.113,84 - DT trồng mới rừng ha 956 978 1.072 1.107 1.086 - Độ che phủ của rừng % 44,25 45.36 44,69 45,66 46,02
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Phú Lương)
Bảng 3.17: Cơ cấu giá trị sản xuất nội ngành lâm nghiệp giai đoạn 2013-2017 Năm Toàn ngành Lâm nghiệp Trồng và nuôi rừng Khai thác gỗ và lâm sản Lâm nghiệp khác Giá trị (Triệu đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Triệu đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Triệu đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Triệu đồng) Cơ cấu (%) 2013 9.624 100 3.056 31,76 5.629 58,49 938 9,75 2014 12.657 100 3.836 30,31 7.865 62,14 955 7,55 2015 11.088 100 2.219 21,02 7.901 71,26 855 7,72 2016 19.478 100 2.183 11,21 16.231 83,33 1.063 5,46 2017 23.677 100 2.618 11,06 19.457 82,18 1.598 6,75
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Phú Lương)
Trong cơ cấu nội ngành Lâm nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng giá trị sản xuất của khai thác gỗ và lâm sản, giảm giá trị của khu vực trồng và nuôi rừng. Đến năm 2015, tỷ trọng giá trị sản xuất của các khu vực là: trồng và nuôi rừng là 11,06%, khai thác gỗ và lâm sản 82,18%, lâm nghiệp khác 6,75%; nhờ làm tốt công tác bảo toàn và phát triển rừng, hàng năm huyện trồng mới được trên 900 ha rừng tập trung, đã góp phần nâng độ che phủ của rừng lên 46,02%, hình thành vùng rừng sản xuất đảm bảo cung cấp nguyên liệu sản xuất giấy và chế biến gỗ.
Kinh tế trang trại
Trong những năm qua ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Lương. Đặc biệt, những kết quả đạt được từ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, giai đoạn
2013 - 2017 đã góp phần làm tăng hệ số sử dụng đất ruộng từ 2,1 lần/ha năm 2013 lên 2,6 lần/ha năm 2017, chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng tiến bộ, tỷ trọng thời gian làm việc ở nông thôn tăng từ 80% năm 2013 lên 89% năm 2017, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nếu năm 2013 cơ cấu kinh tế của huyện là: Dịch vụ 32,34% - Công nghiệp, xây dựng 34,25% - Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 33,41% đến năm 2017 cơ cấu là (Công nghiệp, xây dựng 39,95% - Dịch vụ 35,59% - Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 24,46%).
+ Tốc độ tăng trưởng chung trong sản xuất nông, lâm nghiệp có bước phát triển khá vững chắc, bình quân tốc độ tăng chung toàn ngành đạt 4,5%/năm. Trong nội bộ ngành sản xuất nông nghiệp có sự chuyển dịch về cơ cấu các thành phần theo chiều hướng tích cực, theo đó giá trị sản xuất của khu vực trồng trọt tuy có tăng về số tuyệt đối nhưng ngày càng giảm về tỷ trọng, giá trị sản xuất của khu vực chăn nuôi ngày càng gia tăng về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng trong cơ cấu giá trị nội bộ ngành nông nghiệp.
+ Trong nội bộ ngành trồng trọt đã có sự chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng theo hướng phát huy thế mạnh của các loại cây thích ứng với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, sinh thái của huyện. Các loại cây thế mạnh là cây lúa, cây chè, cây ăn quả như xoài, nhãn, vải cho giá trị kinh tế cao.
+ Trong chăn nuôi đã hướng vào phát triển các đàn gia súc lớn cho sản phẩm giết mổ như bò, đồng thời không ngừng gia tăng số lượng các vật nuôi có giá trị kinh tế cao, giá trị hàng hoá lớn như lợn nạc, lợn sữa, gà với số lượng ngày càng tăng.
3.2.2.2. Ngành công nghiệp
Công nghiệp, là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật.
Những năm qua, trên địa bàn toàn tỉnh đã có nhiều loại máy móc công nghiệp được người nông dân sử dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Việc sử dụng những máy móc công nghiệp trong nông thôn đã góp phần quan trọng vào nâng cao năng suất lao động, tạo điều kiện thuận lợi trong chế biến sản phẩm nông nghiệp cho
nông dân và thúc đẩy mạnh mẽ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao hơn, đồng thời nâng cao giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Bảng số liệu dưới đây sẽ cho thấy tỷ lệ giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thuỷ sản liên tục tăng qua các năm.
Bảng 3.18: Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến nông, lâm nghiệp, thủy sản
Năm 2013 2014 2015 2016 2017
Tổng giá trị sản xuất
ngành công nghiệp (%) 100 100 100 100 100
Tỷ lệ giá trị sản xuất ngành CN chế biến nông, lâm nghiệp, thủy sản (%)
4,21 4,68 5,53 6,25 6,71
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Phú Lương)
Công nghiệp của huyện trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến nông, lâm sản, với các doanh nghiệp chế biến chè, các cơ sở chế biến chè quy mô gia đình, đã sử dụng công nghệ chế biến dạng lò sấy khô trong bảo quản quả. Tuy nhiên việc chế biến thủ công và bảo quản tự nhiên một số nông sản vẫn còn nhiều điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và giá trị hàng hoá của nông sản.