Bài tập rèn luyện tính độc đáo của tư duy

Một phần của tài liệu Rèn luyện một số yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 4 thông qua hệ thống bài tập có nội dung hình học (Trang 75 - 79)

1.2.1 .Khái niệm tư duy

2.3. Giới thiệu một số bài tập có nội dung hình học rèn luyện tư duy sáng tạo

2.3.3. Bài tập rèn luyện tính độc đáo của tư duy

Các bài tập chủ yếu nhằm rèn luyện tính độc đáo của tư duy sáng tạo với các đặc trưng: Khả năng tìm ra những liên tưởng và những kết hợp mới; khả năng tìm ra những mối liên hệ trong những sự kiện bên ngoài tưởng như không có gì liên hệ với nhau; khả năng tìm ra giải pháp lạ tuy đã biết những phương thức khác.

Cấu tạo: Dạng bài tập này không thể áp dụng thuật toán hoặc công thức giải do đó cũng không có cấu tạo nhất định.

Tác dụng: Rèn luyện khả năng tìm ra những liên tưởng và những kết hợp mới, khả năng nhìn ra những mối liên hệ trong những sự kiện bên ngoài tưởng như không có liên hệ với nhau, khả năng tìm ra giải pháp lạ tuy đã biết những phương thức giải quyết khác.

Ví dụ 2.20. Một miếng đất hình chữ nhật dài 32cm, rộng 9cm. Nếu chiều rộng tăng thêm 3cm thì phải bớt chiều dài đi bao nhiêu cm để diện tích mảnh đất không thay đổi? Giải bài toán theo 2 cách.

Bài giải Cách 1: Cạnh AN dài là: 9 + 3 = 12 (cm) Diện tích hình chữ nhật APQN là: 32 x 12 = 384 (cm2 ) Diện tích hình chữ nhật APKD là: 32 x 9 = 288 (cm2 ) Hình 2.43 Q K M Hình 2.44 D N P B A

Diện tích hình chữ nhật DNQK là: 384 - 288 = 96 (cm2 )

Nhận thấy diện tích hình chữ nhật DNQK bằng diện tích BPQM (vì cùng bằng diện tích hình chữ nhật APQN trừ đi diện tích mảnh đất ban đầu). Vậy diện tích hình chữ nhật BPQM cũng bằng 96 cm2 . Độ dài phải bớt là: 96 : 12 = 8 (cm) Từ cách thứ nhất có thể viết gộp lại: 32 (9 3) 32 9 9 3      (1) Từ (1) có 32 32 9 9 3    (2), có cách giải (2) Cách 2: Diện tích miếng đất là 32 x 9 = 288 (cm2 )

Chiều rộng miếng đất sau khi tăng là:

9 + 3 = 12 (cm)

Chiều dài miếng đất sau khi giảm là:

288 : 12 = 24 (cm)

Chiều dài phải bớt là:

32 – 24 = 8 (cm)

Cách 2 độc đáo ngắn gọn hơn cách 1, do mối qua hệ giữa những sự kiện, đại lượng trong kết quả gộp phép tính ở cách 1, nếu tiếp tục tìm sự liên kết giữa các số liệu chắc chúng ta lại có cách khác độc đáo hơn.

Bài 2.25.

Cắt một trong hai mảnh bìa hình vuông dưới đây rồi ghép các mảnh đó với hình vuông còn lại để được một hình vuông mới bằng nhiều cách khác nhau.

4 cm 3 cm

TIỂU KẾTCHƯƠNG 2

Chương 2, là chương trọng tâm của đề tài: Rèn luyện một số yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 4 thông qua hệ thống bài tập có nội dung hình học. Qua nghiên cứu chúng tôi thu được một số kết quả sau:

- Xác định được nguyên tắc xây dựng các biện pháp rèn luyện một số yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 4.

- Xây dựng được một số biện pháp rèn luyện một số yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 4 thông qua các bài tập có nội dung hình học.

- Giới thiệu một số dạng bài bài tập rèn luyện một số yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 4 thông qua 20 ví dụ. Thiết kế và tổng hợp được 25 bài tập có nội dung hình học nhằm rèn luyện và phát triển một số yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh. Các bài tập được bám sát các đặc trưng của yếu tố tư duy sáng tạo, được phân chia thành các dạng bài cài đặt ý đồ sư phạm của các biện pháp tác động rèn luyện các yếu tố của tư duy sáng tạo như tính mềm dẻo, tính nhuần nhuyễn, tính độc đáo.

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Bước đầu kiểm nghiệm tính khả thi và tính hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp rèn luyện một số yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh trong dạy học các yếu tố hình học ở lớp 4.

Một phần của tài liệu Rèn luyện một số yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 4 thông qua hệ thống bài tập có nội dung hình học (Trang 75 - 79)