Đối tượng, thời gian, cơ sở thực nghiệm

Một phần của tài liệu Rèn luyện một số yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 4 thông qua hệ thống bài tập có nội dung hình học (Trang 79 - 80)

1.2.1 .Khái niệm tư duy

3.2. Đối tượng, thời gian, cơ sở thực nghiệm

3.2.1. Đối tượng thực nghiệm

Đối tượng thực nghiệm là HS của trường tiểu học. Cụ thể chúng tôi chọn HS của trường tiểu học Gia Cẩm – phường Gia Cẩm – thành phố Việt Trì. Chúng tôi chọn lớp 4E làm nhóm thực nghiệm, lớp 4G làm nhóm đối chứng.

Các nhóm thực nghiệm và đối chứng của trường được chúng tôi lựa chọn đảm bảo chất lượng học tập tương đương nhau (theo dõi qua quá trình học tập cũng như đánh giá của giáo viên phụ trách môn Toán của 2 lớp, qua kiểm tra đầu vào).

Phụ trách môn Toán ở lớp 4E là cô giáo: Đào Thị Thanh Tâm.

Phụ trách môn Toán ở lớp 4E là cô giáo: Hoàng Thị Lan Hương.

Hai GV phụ trách hai lớp 4E và 4G đều có trình độ Đại học Giáo dục Tiểu học, có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy.

3.2.2. Thời gian thực nghiệm và cơ sở thực nghiệm

Thời gian thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành thực nghiệm từ tháng 2/2018 đến tháng 4/2018.

Cơ sở thực nghiệm: Do thời gian và giới hạn đề tài nghiên cứu nên chúng tôi tiến hành thực nghiệm đề tài trên đối tượng là các học sinh lớp 4, trường tiểu học Gia Cẩm – phường Gia Cẩm – thành phố Việt Trì.

Để đảm bảo tiến trình chương trình dạy học, các giờ thực nghiệm được tiến hành vào các giờ dạy buổi chiều theo kế hoạch bài học mà chúng tôi đã thiết kế, trong đó có sử dụng các biện pháp rèn luyện một số yếu tố của tư duy sáng tạo. Ở lớp đối chứng, các tiết dạy toán vẫn tiến hành bình thường theo chương trình và thời khóa biểu của nhà trường.

Chúng tôi đã trao đổi với giáo viên thực nghiệm về thiết kế bài học và ý đồ sư phạm khi xây dựng kế hoạch bài học. Tiếp theo chúng tôi gửi kế hoạch dạy học môn Toán cho GV dạy thực nghiệm nghiên cứu, chuẩn bị nội dung, đồng thời trao đổi những vấn đề GV dạy thực nghiệm còn băn khoăn.

Trong các giờ dạy, chúng tôi cùng các thành viên trong nhóm thực tập, giáo viên trường tiểu học trực tiếp dự giờ dạy của GV, quan sát và ghi chép tỉ mỉ, chính xác những diễn biến về hoạt động của giáo viên và học sinh trong suốt tiết học. Sau mỗi tiết học, chúng tôi trực tiếp nghe những ý kiến của GV về thuận lợi và khó khăn của họ trong suốt quá trình thực hiện bài dạy thực nghiệm.

Một phần của tài liệu Rèn luyện một số yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 4 thông qua hệ thống bài tập có nội dung hình học (Trang 79 - 80)