1.2.1 .Khái niệm tư duy
3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.6.1. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm
Sau quá trình tiến hành thực nghiệm, chúng tôi rút ra một số kết luận định tính:
Đối với giáo viên:
Chúng tôi tham khảo ý kiến của giáo viên dạy thực nghiệm, sử dụng phiếu thăm dò ý kiến giáo viên dự giờ. 85,45 % số giáo viên cho rằng bài dạy đã rèn tính mềm dẻo, 100% số giáo viên có ý kiến bài dạy có tác dụng rèn tính độc đáo của tư duy, trên 90% giáo viên cho rằng bài dạy có tác dụng rèn luyện tính nhuần nhuyễn của tư duy.
Qua quan sát, thăm dò ý kiến của giáo viên, chúng tôi cũng nhận thấy:
- Các biện pháp tác động rèn luyện một số yếu tố của tư duy sáng tạo trong giờ dạy thực nghiệm đã lôi cuốn sự chú ý của các em, thúc đẩy các em suy nghĩ tranh luận. Học sinh tự tin hơn và mong muốn được trình bày những ý tưởng sáng tạo của bản thân mình trước các bạn trong học tập.
- Học sinh tỏ ra linh hoạt trong việc nhìn nhận vấn đề và đưa ra cách giải độc đáo, mới lạ, không phụ thuộc vào các thuật giải đã biết, đưa ra những lập luận sắc sảo, chặt chẽ, lôgic.
- Sau khi sử dụng những bài tập trong rèn luyện một số yếu tố của tư duy sáng tạo được giáo viên hướng dẫn, học sinh có mong muốn, khao khát được thực hiện các bài tập tương tự. Nên khi giáo viên giao bài tập trong hệ thống thì học sinh tỏ ra rất phấn khích và đa số hoàn thành được bài ngay. Một số học sinh còn chủ động trao đổi với cô giáo về các tình huống bài toán có thể xảy ra.
- Bước đầu các em có kĩ năng tư duy mang tính sáng tạo như: kỹ năng trừu tượng hóa, khái quát hóa, kỹ năng chuyển từ hoạt động trí tuệ này sang hoạt động trí tuệ khác, kỹ năng xem xét đối tượng dưới những khía cạnh khác nhau. Hay nói cách khác đi, bước đầu các em đã rèn cho mình một số yếu tố của tư duy sáng tạo như: tính mềm dẻo, nhuần nhuyễn, độc đáo,…
Sau khi kết thúc thực nghiệm các giáo viên cho rằng: vận dụng hệ thống các biện pháp rèn luyện một số yếu tố của tư duy sáng tạo thông qua các bài tập có nội dung hình học ở lớp 4 là hoàn toàn có thể thực hiện được.
Về phía HS:
Theo dõi quá trình học tập của học sinh trong tiết thực nghiệm đã có những biểu hiễn rõ nét như: tìm ra nhiều cách giải quyết cho một vấn đề; nhiều bài toán đã được HS giải bằng ít nhất hai cách; đã biết vận dụng linh hoạt kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập mà không áp dụng máy móc kiến thức kĩ năng, cách giải như trước khi thực nghiệm, HS đã có được cách tư duy, cách suy nghĩ, cách phân tích, đánh giá, nhìn nhận sự vật, vấn đề một cách linh hoạt, đa chiều, toàn diện, biết phát huy lợi thế, khắc phục hạn chế, biết thay đổi tình hình, tình thế khi giải quyết vấn đề,…