Tạo lập thói quen mò mẫm thử sai cho HS

Một phần của tài liệu Rèn luyện một số yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 4 thông qua hệ thống bài tập có nội dung hình học (Trang 48 - 50)

1.2.1 .Khái niệm tư duy

2.2. Một số biện pháp rèn luyện tư duy sáng tạo

2.2.3. Tạo lập thói quen mò mẫm thử sai cho HS

Chúng ta biết rằng, một trong những con đường sáng tạo là quy nạp (quy nạp không hoàn toàn ở tiểu học), tức là đi từ những hiện tượng, những cái cụ thể để khái quát thành những cái chung, bản chất và khái quát. Trong đó, mò mẫm - thử sai là một cách thức, con đường cơ bản. Ngoài ra, “mò mẫm – thử sai” thể hiện những nét phẩm chất của người sáng tạo như kiên trì, nhẫn nại, dũng cảm, không sợ thất bại, quyết tâm đến cùng, chấp nhận rủi ro, ... Từ những nét tương đồng này, có thể khẳng định rèn thói quen mò mẫm – thử sai chính là một biện pháp hữu hiệu trong phát triển TDST cho HS trong quá trình DH. Nhà toán học Nguyễn Cảnh Toàn từng nói: “Đừng nghĩ rằng “mò mẫm” thì có gì là “sáng tạo”, nhiều nhà khoa học lớn phải dùng đến nó. Không dạy “mò mẫm” thì người thông minh nhiều khi phải bó tay chỉ vì không nghĩ đến hoặc không biết mò mẫm”. Có được thói quen mò mẫm, dự đoán sẽ giúp chúng ta luôn tìm được cách tháo gỡ cho nhiều vấn đề tưởng chừng như bế tắc cả trong học tập và hoạt động thực tiễn. Vì vậy, việc tạo lập thói quen mò mẫm thử sai là một trong những con đường phát triển TDST cho HS. Trong DH, GV đồng thời với việc tổ chức cho HS lĩnh hội tri thức còn phải tạo cho các em ý thức chủ động học tập, tích cực tìm tòi cải tiến cách giải, đề xuất cách giải mới. Với một vấn đề chưa tìm được lời giải, GV cần tạo cho HS tin tưởng rằng sẽ luôn có cách giải quyết cho vấn đề đó. Cách giải quyết ấy chỉ đợi ở việc ta tiến hành phân tích vấn đề như thế nào. Tất cả những điều đó đã tạo cơ sở,

niềm tin cho quá trình mò mẫm, dự đoán kết quả, hướng đi tìm lời giải cho vấn đề đặt ra.

Ví dụ 2.3. Với 8 điểm phân biệt A, B, C, D, G, H, E và F. Khi nối chúng lại được bao nhiêu đoạn thẳng?

Đối với bài toán tiểu học này có nhiều phương pháp giải. Song để nâng cao khả năng khám phá, phát hiện vấn đề cho học sinh người giáo viên tiểu học nên dạy cho học sinh một trong cách giải theo phương pháp qui nạp.

Với 2 điểm khi nối chúng lại được 1 đoạn thẳng: 1 0 (2 1)

Với 3 điểm khi nối chúng lại được 3 đoạn thẳng: 3  0 1 (3 1) Với 4 điểm khi nối chúng lại được 6 đoạn thẳng: 6   0 1 2 (4 1)

Từ các trường hợp này học sinh, có thể rút ra qui luật: Với n (n lớn hơn hơn hay

bằng 1) điểm phân biệt nối chúng lại ta có: 0 1 2 ... ( 1) ( 1) 2

n n

n  

      đoạn

thẳng.

Vận dụng qui luật này với 8 điểm phân biệt khi nối chúng lại ta có số đoạn

thẳng là: 0 1 2 ... (8 1) (8 1) 8 28 2

 

       đoạn thẳng.

Ví dụ 2.4. Cho hình bình hành ABCD có AB = 4cm, AD = 3cm. Người ta chia cạnh dài thành 4 phần bằng nhau và cạnh ngắn thành 3 phần bằng nhau Rồi nối các điểm như hình 2.13.

B

C D

A

Cứ 2 đường thẳng song song nằm ngang thì tạo thành 1 cặp đường thẳng song song

2 đường thẳng song song tạo thành 1 cặp đường thẳng song song: 2 (2 1) 1 2   

3 đường thẳng song song với nhau tạo thành 3 cặp đường thẳng song song: 3 (3 1)

3

2

 

 .... Bằng qui nạp không hoàn toàn ta có thể suy ra:

m đường thẳng song song với nhau tạo thành số cặp đường thẳng song song:

( 1) 2

mm

cặp

Cứ mỗi cặp đường thẳng song song nằm ngang kết hợp với 1 cặp đường thẳng song theo chiều dọc thì tạo thành 1 hình bình hành.

Vậy m đường thẳng song song với nhau cắt n đường thẳng song song khác sẽ tạo thành số hình bình hành là: ( 1) ( 1) 2 2 mmnn  hình bình hành. Vận dụng với n= 5, m = 4 5 (5 1) 4 (4 1) 60 2 2       hình bình hành.

Một phần của tài liệu Rèn luyện một số yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 4 thông qua hệ thống bài tập có nội dung hình học (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)