Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Rèn luyện một số yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 4 thông qua hệ thống bài tập có nội dung hình học (Trang 82 - 88)

1.2.1 .Khái niệm tư duy

3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.6.2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm

Trước khi thực nghiệm sử dụng các biện pháp chúng tôi tiến hành kiểm tra cả hai nhóm TN và nhóm ĐC bằng bài kiểm tra viết đầu vào. Đánh giá bài làm của

HS thông qua các số liệu về điểm kiểm tra được tổng hợp, phân loại đánh giá theo ba mức: hoàn thành tốt (điểm từ 9 - 10), hoàn thành (điểm từ 5 - 8) và chưa hoàn thành (điểm dưới 5).

Kết quả phân tích được trình bày trong bảng 3.1

Bảng 3.1. Bảng kiểm tra kết quả đầu vào nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng Nhóm Số bài kiểm tra Xếp loại

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Thực nghiệm (4E) 50 10 20 35 70 5 10 Đối chứng (4G) 50 8 16 33 66 9 18

Nhìn vào bảng so sánh về chất lượng kiểm tra đánh giá đầu vào ở hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng khi chưa sử dụng các biện pháp rèn luyện một số yếu tố của tư duy sáng tạo trong giảng dạy tại trường tiểu học Gia Cẩm – phường Gia Cẩm – thành phố Việt Trì. Chúng tôi nhận thấy chất lượng học sinh của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng gần như là tương đương nhau, sự chênh lệch không quá rõ ràng. Kết quả tương đối đồng đều.

Ta có biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra đầu vào của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.

Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả kiểm tra đầu vào của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng

Sau khi kiểm tra đầu vào, đối với nhóm TN được lồng ghép sử dụng một số biện pháp tác động rèn luyện một số yếu tố của tư duy sáng tạo đã xây dựng trong quá trình học trên lớp hoặc trong các tiết dạy học buổi chiều. Còn nhóm đối chứng nội dung kiến thức học trong chương trình chuẩn do Bộ Giáo dục ban hành. Sau khi kiểm tra đầu ra, chúng tôi đã thu được kết quả sau:

Bảng 3.2. Bảng kết quả kiểm tra đầu ra của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng Nhóm Số bài kiểm tra Xếp loại

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Thực nghiệm (4E) 50 17 34 31 62 2 4 Đối chứng (4G) 50 9 18 33 66 8 16

Biểu đồ 3.2. So sánh kết quả kiểm tra đầu ra của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ biểu thị kết quả kiểm tra đầu ra ta thấy ở nhóm thực nghiệm, sau khi sử dụng các biện pháp rèn luyện một số yếu tố của tư duy sáng tạo tác động trong học tập thông qua các bài tập có nội dung hình học, chúng tôi nhận thấy mức điểm hoàn thành tốt cao hơn so với trước khi sử dụng, tăng từ 20% lên 34% (tăng 14%) và mức điểm chưa hoàn thành đã giảm đi từ 10% xuống còn 4% (giảm 6%). Có sự chênh lệch lớn và rõ rệt trước và sau khi thực nghiệm.

Ở nhóm đối chứng không sử dụng các biện pháp rèn luyện một số yếu tố của tư duy sáng tạo thì mức điểm hoàn thành tốt chỉ tăng từ 16% lên 18% (cao hơn trước thực nghiệm 2%) và mức điểm hoàn thành vẫn giữ nguyên (66%), mức độ chưa hoàn thành giảm đi từ 18% xuống còn 16% (giảm hơn trước thực nghiệm 2%). Ở đây không có sự chênh lệch nhiều trước và sau khi thực nghiệm.

Nhóm thực nghiệm có sự tăng rõ rệt về chất lượng học sinh so với nhóm đối chứng, cụ thể nhóm thực nghiệm mức điểm hoàn thành tốt tăng 14%, mức điểm

chưa hoàn thành đã giảm 6% còn nhóm đối chứng không có biến động lớn về các mức độ hoàn thành tốt, hoàn thành.

Điều này cho thấy việc sử dụng các biện pháp rèn luyện một số yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 4 thông qua hệ thống bài tập hình học mà chúng tôi đã xây dựng có tính khả thi.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Thực nghiệm sư phạm được thực hiện với mục đích đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp rèn luyện một số yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 4 thông qua các bài tập có nội dung hình học. Trên cơ sở phân tích các kết quả qua đợt thực nghiệm, chúng tôi rút ra những kết luận sau:

- Kết quả thực nghiệm sư phạm được thể hiện thông qua kết hợp giữa đánh giá định tính bằng các giờ dạy thực nghiệm, qua quan sát quá trình học tập của HS với đánh giá định lượng bằng kết quả các bài kiểm tra được thiết kế bao gồm những câu hỏi hay bài tập có tác dụng kiểm tra tính mềm dẻo, tính nhuần nhuyễn, độc đáo của TDST ở HS được thể hiện trong bài làm của mình. Đánh giá định tính được phân tích thông qua việc bình luận các tiết dạy, việc quan sát các hành vi, thái độ, cử chỉ của HS trong giờ học cũng như thông qua ý kiến nhận xét đánh giá của GV dạy thực nghiệm, giáo viên và ban giám hiệu nhà trường tham gia dự giờ. Kết quả cho thấy có sự chuyển biến và thể hiện rõ nét các yếu tố cơ bản của TDST ở HS các lớp thực nghiệm thể hiện trong quá trình học tập. Điều này đã khẳng định thêm tính chính xác, khách quan về tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp. Ở nhóm đối chứng không có sự tác động của GV bằng những biện pháp phát triển TDST kết quả học tập không có sự biến động lớn.

- Qua phân tích các kết quả đánh giá định lượng và định tính, có thể khẳng định rằng: trong và sau quá trình dạy thực nghiệm, HS các lớp thực nghiệm có kết quả học tập cao hơn, HS mạnh dạn tự tin hơn, và đặc biệt TD của các em được hoạt động nhiều nhất. Việc giải quyết các vấn đề, các bài tập khó, phức tạp trở nên dễ dàng hơn, các em luôn tìm được giải pháp thích hợp cho vấn đề nghiên cứu và vận dụng linh hoạt, mềm dẻo các TTTD trong phân tích và giải quyết vấn đề.

- Các biện pháp rèn luyện một số yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 4 thông qua các bài tập có nội dung hình học mà chúng tôi đề xuất sẽ áp dụng tốt trong dạy học toán ở tiểu học hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1.1. Việc rèn luyện TDST cho HS trong DH toán ở tiểu học nói chung, dạy học giải các bài toán có nội dung hình học nói riêng là vấn đề mang tính cấp thiết và thực tiễn cao, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nhằm vào mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ có tri thức cao, năng động sáng tạo.

1.2. Rèn luyện TDST cho HS chưa được quan tâm đúng mức ở cấp tiểu học. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là nhà trường hiện nay vẫn còn ảnh hưởng nhiều bởi xu hướng dạy học truyền thống, môi trường dạy học thiếu tính cởi mở, quan hệ thầy trò nặng về áp đặt mà ít có sự khơi nguồn cảm hứng và phát huy tính sáng tạo của người học. Giáo viên nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của việc rèn luyện và phát triển TDST cho HS trong quá trình dạy học, chưa khai thác triệt để các nội dung dạy các yếu tố hình học có thể rèn luyện TDST, đồng thời chưa lựa chọn biện pháp, phương pháp thích hợp để rèn luyện và phát triển TDST cho HS trong quá trình dạy học của mình.

1.3. Thực trạng DH toán hiện nay, dạy học yếu hình học nói riêng ở tiểu học chưa phát huy hết được các yếu tố của TDST cho HS.

1.4. Từ những kết quả thực nghiệm, khẳng định các biện pháp rèn luyện một số yếu tố của TDST cho HS lớp 4 thông qua các bài tập có nội dung hình học mà chúng tôi thiết kế là có thể thực hiện được.

Một phần của tài liệu Rèn luyện một số yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 4 thông qua hệ thống bài tập có nội dung hình học (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)