Một số kết quả thu được khi điều tra thực trạng rèn luyện và

Một phần của tài liệu Rèn luyện một số yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 4 thông qua hệ thống bài tập có nội dung hình học (Trang 34 - 40)

1.2.1 .Khái niệm tư duy

1.4. Thực trạng của việc rèn luyện một số yếu tố của TDST cho học sinh trong

1.4.6.2. Một số kết quả thu được khi điều tra thực trạng rèn luyện và

triển tư duy sáng tạo trong dạy hình học cho học sinh lớp 4.

Bảng 1.1. Nhận thức về tầm quan trọng của việc rèn luyện TDST cho HS tiểu học STT Lý do Tổng số GV Số ý kiến (Đồng ý) Phần trăm 1 Rất quan trọng 55 20 36,36 2 Quan trọng 34 61,81

3 Không quan trọng 1 1,83

4 Không có ý kiến 0 0

Bảng 1.2. Các biểu hiện tư duy sáng tạo trong giờ học

STT Các biểu hiện Tổng số GV Số ý kiến (Đồng ý) Phần trăm 1 Thích hỏi, tò mò và hay thắc mắc 55 55 100

2 Tìm ra cách giải quyết vấn đề hay

và độc đáo 55 55 100

3 Tìm ra nhiều cách giải quyết cho

cùng một bài tập 55 55 100

4

Tìm ra câu trả lời nhanh, chính xác và sắc xảo cho câu hỏi hoặc yêu cầu của giáo viên.

55 55 100

5

Biết cách suy luận, phát hiện, giải quyết vấn đề, biết cách học và tự học.

55 52 94,5

6 Đưa ra những lý do sắc xảo, hợp lý

cho những câu trả lời. 55 55 100

7

HS đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau cho một vấn đề và sử dụng những từ ngữ cụ thể, chính xác để diễn đạt.

Bảng 1.3. Các khó khăn thường gặp khi rèn luyện TDST cho HS lớp 4 thông qua hệ thống bài tâp hình học.

TT Khó khăn Tổng số GV

Số ý kiến

(Đồng ý) Phần trăm

1 Không đủ thời gian 55 55 100

2 Các bài tập trong sách giáo khoa, vở bài tập còn ít và đơn điệu

55 48 87,3

3 Do trình độ học sinh

không đồng đều 55 40 72,7

Bảng 1.4. Một số dạng bài tập rèn luyện TDST cho HS lớp 4 thông qua bài tập có nội dung hình học.

TT Các dạng bài tập Tổng số GV Số ý kiến (Đồng ý) Phần trăm

1 Bài tập có nhiều cách giải 55 55 100

2 Bài tập có nội dung biến đổi 55 40 72,7

3 Loại bài tập khác kiểu 55 45 81,81

4 Bài tập thuận nghịch 55 55 100

5 Bài tập có tính đặc thù 55 55 100

6 Bài tập “mở” 55 42 76,4

7 Bài tập có nhiều kết quả 55 46 83,6

8 Bài tập “câm” 55 41 74,5

9 Bài tập không theo mẫu 55 55 100

10 Toán vui, toán ngụy biện, câu đố 55 31 56.4

Qua khảo sát thực trạng về DH rèn luyện TDST cho HS lớp 4 thông qua

thống bài tâp có nội dung hình học được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó chủ yếu là phương pháp điều tra giáo dục trò chuyện, thông qua khảo sát, chúng tôi cho rằng, nhìn chung việc rèn luyện một số yếu tố của TDST cho HS hiện nay ở trường tiểu học chưa được quan tâm đúng mức. Cụ thể: nhận thức của GV về dạy TD, TDST còn chung chung thể hiện ở chỗ hiểu, đánh giá về TDST, mức độ TDST của HS tiểu học thông qua kết quả phiếu trưng bày ý kiến, trò chuyện, phỏng vấn còn chưa nhất quán, nhiều quan niệm không rõ ràng, thiếu cơ sở; chưa có một môi trường sư phạm thích hợp cho việc dạy TD nói chung, rèn luyện TDST cho HS nói riêng. Chẳng hạn như GV chưa kích thích nhu cầu, động cơ sáng tạo cho HS trong quá trình DH giải các bài tập có nội dung hình học, chưa tích cực khơi gợi sự say mê trong học tập, chưa thân thiện để HS được đắm mình trong những tương tác giữa GV – HS, HS – HS, HS – tài liệu thể hiện suy nghĩ, quan điểm, sức sáng tạo cá nhân qua việc giải quyết các nhiệm vụ học tập, chưa được tự do trao đổi, tự do bày tỏ quan điểm cũng như những ý tưởng mới của

thuần thục và độc đáo – ba yếu tố cơ bản nhất của TDST cho HS thể hiện ở chỗ, trong dạy học GV chỉ chú ý nhiều đến việc truyền đạt hết nội dung DH, mà không chú ý đến rèn luyện, kích thích việc quyết các

nhiệm vụ học tập, chưa được tự do trao đổi, tự do bày tỏ quan điểm cũng như những ý tưởng mới của mình,…; GV chưa chú ý đúng mức tính toàn diện đến rèn luyện TDST, đặc biệt là tính mềm dẻo, thuần thục và độc đáo – ba yếu tố cơ bản nhất của TDST cho HS thể hiện ở chỗ, trong dạy học GV chỉ chú ý nhiều đến việc truyền đạt hết nội dung DH, mà không chú ý đến rèn luyện, kích thích việc giải quyết các nhiệm vụ học tập một cách mềm dẻo, độc đáo. Hơn nữa, GV chưa chú ý đào sâu trong cách suy nghĩ, cách giải quyết vấn đề, cách thức tìm kiếm lời giải, đáp án, giải pháp cho những vấn đề học tập, chưa chú ý đúng mức việc rèn luyện cho HS cách suy nghĩ linh hoạt, mềm dẻo, chiếm lĩnh nội dung học tập một cách thuần thục, tạo ra sản phẩm học tập một cách độc đáo mới mẻ…

Những nguyên nhân chính của thực trạng trên là do quan niệm của GV về vấn đề rèn luyện TDST cho HS trong dạy học giải các bài tập có nội dung hình học còn chưa rõ ràng, nhất quán và cởi mở. Bên cạnh đó, nhiều GV chưa hiểu đúng mức về bản chất của TDST, đặc điểm TDST của HS tiểu học cũng như chưa đề ra được biện pháp thích hợp rèn luyện TDST cho HS trong DH các yếu tố hình học. Ngoài ra, do ảnh hưởng của lối DH truyền thống, nặng về truyền thụ tri thức dẫn đến cách tổ chức DH thụ động, không phát huy được tính tích cực học tập cũng như tiềm năng TDST của HS trong quá trình dạy học yếu tố hình học. Những nội dung chương 1 sẽ là định hướng để chúng tôi tiến hành nghiên cứu các biện pháp cụ thể nhằm phát triển TDST cho HS lớp 4 thông qua hệ thống bài tâp có nội dung hình học.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Ở chương 1, chúng tôi đã điểm qua một số công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước về tư duy sáng tạo nói chung, tư duy sáng tạo của học sinh nói riêng.

Đề tài đã tổng hợp cơ sở lí luận của vấn đề tư duy sáng tạo, các yếu tố đặc trưng của tư duy sáng tạo, vấn đề rèn luyện và phát triển tư duy cho học sinh tiểu học. Đồng thời qua khảo sát thực trạng, tổng hợp một số nguyên nhân hạn chế trong rèn luyện và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua hệ thống bài tâp có nội dung hình học.

Mặt khác qua điều tra thực trạng cũng khẳng định vấn đề rèn luyện và phát triển tư duy sáng tạo thông qua việc dạy học các yếu tố hình học đặc biệt các bài tập có nội dung hình học ở trường tiểu học là hết sức quan trọng, nhất là trong việc xây dựng các biện pháp rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 4 nói riêng.

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN MỘT SỐ YẾU TỐ CỦA TƯ DUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH LỚP 4 THÔNG QUA HỆ

THỐNG

BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG HÌNH HỌC

2.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp nhằm rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh tiểu học thông qua các bài tập có nội dung hình học

Ở tiểu học, các em chỉ tiếp thu các kiến thức hình học dựa trên những hình ảnh được quan sát trực tiếp, dựa trên các hoạt động thực hành như đo đạc, tô vẽ, cắt ghép, gấp, xếp hình,… Điều đó thể hiện sự khác biệt với hình học ở bậc học trung học cơ sở và trung học phổ thông là hình học suy diễn, trong đó tất cả các kiến thức hình học đều phải lý giải chứng minh một cách chặt chẽ dựa trên các định nghĩa, định lý, tiên đề và các qui tắc suy luận. Điều đó yêu cầu khi xây dựng các biện pháp để rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh cần phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định.

Một phần của tài liệu Rèn luyện một số yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 4 thông qua hệ thống bài tập có nội dung hình học (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)