Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính khoa học

Một phần của tài liệu Rèn luyện một số yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 4 thông qua hệ thống bài tập có nội dung hình học (Trang 40 - 41)

1.2.1 .Khái niệm tư duy

2.1.1. Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính khoa học

Từ quan niệm triết học về rèn luyện và quan niệm về sự phát triển trí tuệ nói chung, có thể hiểu rèn luyện một số yếu tố của TDST cho HS trong QTDH là việc GV sử dụng các biện pháp, cách thức DH phù hợp để tác động vào quá trình TD của HS làm cho quá trình TD đó thể hiện được tính linh hoạt, mềm dẻo, tính thuần thục và độc đáo,… trong cách thức giải quyết vấn đề cũng như trong sản phẩm học tập. Nói cách khác là làm cho TD của HS thể hiện được các đặc trưng của TDST trong quá trình học tập. Như vậy, thực chất của rèn luyện TDST cho HS là việc phát triển năng lực suy nghĩ sáng tạo trong quá trình học tập của HS. Hình học là một khoa học sinh động, luôn phát triển, những kiến thức hình học khó và trừu tượng để các cách thức DH tác động vào quá trình TD của HS làm cho quá trình rèn luyện TDST đạt hiệu quả thông qua giải các bài tập có nội dung hình học, các biện pháp đề ra phải đúng đối tượng, đảm bảo mục tiêu rèn luyện TDST. Khi lựa chọn các bài tập có nội dung hình học rèn luyện TDST phải đảm bảo tính lôgic, chặt chẽ, sát với đối tượng.

2.1.2. Nguyên tắc 2: Đảm bảo các đặc trưng của tư duy sáng tạo

Các biện pháp rèn luyện tư duy sáng tạo bên cạnh giúp học sinh có những kiến thức và kỹ năng cơ bản, thiết thực, có hệ thống, rèn luyện khả năng diễn đạt,

ứng xử, giải quyết các tình huống có vấn đề; phát triển năng lực tư duy theo đặc trưng của môn toán; xây dựng phương pháp học tập toán theo những định hướng dạy học dựa vào các hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, giúp học sinh tự biết cách học toán có hiệu quả. Các biện pháp rèn luyện tư duy còn cần đảm bảo hướng vào việc rèn luyện cho học sinh phát triển các phương pháp suy nghĩ cơ bản trong sáng tạo toán học như đặc biệt hóa, tổng quát hóa, tương tự hóa, phân tích, tổng hợp và vận dụng các phương pháp này có thể vận dụng trong giải toán để mò mẫm, dự đoán kết quả, tìm ra phương hướng giải toán, để mở rộng, đào sâu và hệ thống hóa kiến thức, dựa vào cơ sở kinh nghiệm của mình và bằng tư duy độc lập tạo ra được ý tưởng mới, độc đáo, trên cơ sở đó hình thành và phát triển tính mềm dẻo, tính linh hoạt, tính nhuần nhuyễn của tư duy.

2.1.3. Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính đúng đối tượng trong dạy học các yếu tố hình học nói chung, dạy học giải các bài tập có nội dung hình học nói riêng

Các yếu tố của TDST không chỉ có ở HS khá, giỏi. Mỗi HS bình thường đều có thể phát triển các phẩm chất trên của TDST ở các mức độ khác nhau. Vì vậy, một số yếu tố của TDST như tính độc lập, mềm dẻo, nhạy cảm, phê phán, linh hoạt, thuần thục, độc đáo, chi tiết có thể hình thành và phát triển ngay từ cấp tiểu học và cho các trình độ HS khác nhau. Do đó để phát triển được một số yếu tố của TDST cho HS tiểu học trong dạy học toán nói chung, dạy học các bài tập có nội dung hình học nói riêng trên cơ sở tạo ra một môi trường lớp học thúc đẩy tư duy kết hợp với những biện pháp dạy tư duy thích hợp đối với từng đối tượng học sinh.

Một phần của tài liệu Rèn luyện một số yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 4 thông qua hệ thống bài tập có nội dung hình học (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)