Mức kinh phí thực hiện cho người lao động

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị lực lượng bán hàng của Tổng công ty thương mại Hà Nội (Trang 90 - 93)

(ĐVT: nghìn đồng) TT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 TĐPTBQ (%)

1 CBCNV của LLBH qua đời 500 500 1000 141,42

2 Thân nhân LLBH qua đời 300 300 350 108,01

6 LLBH ốm điều trị tại nhà 100 200 200 141,42 7 LLBH ốm điều trị tại bệnh viện 200 250 300 122,47 8 LLBH mắc bệnh hiểm nghèo, tai

nạn nặng 300 350 350 108,01

9 Thân nhân LLBH ốm 100 100 100 100

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)

Tổ chức tham quan du lịch cho LLBH:

- Đối tượng: LLBH có thành tích trong công tác

- Tổ chức phân cấp: Tổng công ty Thương mại Hà Nội hoặc Công ty trực thuộc tự tổ chức tham quan du lịch trong nước và nước ngoài.

- Thời gian: Tham quan du lịch trong nước không quá 05 ngày/đợt, nước ngoài không quá 15 ngày/đợt, lễ hội đầu năm, không quá 03 ngày/đợt.

Thương mại Hà Nội (100% những chuyến tham quan, học tập du lịch trong nước, 70% tổng chi phí chuyến đi tham quan du lịch nước ngoài), cá nhân người lao động trực tiếp đi tham quan du lịch đóng góp (30% cho trường hợp du lịch nước ngoài) và nguồn tài trợ từ bên ngoài (nếu có).

- Chếđộ: Người đi tham quan, du lịch được hưởng thu nhập như khi làm việc. - Không tăng thêm laođộng và phải đảm bảo không ảnh hưởng đến sản xuất.

2.3.5.Giám sát lực lượng bán hàng

“Kiểm tra giám sát lực lượng bán hàng là một việc rất quan trọng nhằm đảm bảo lực lượng bán hàng đạt được mục tiêu đề ra. Tuy vậy, việc kiểm tra giám sát lực

lượng bán hàng ở Tổng công ty Thương mại Hà Nội còn chưa chặt chẽ và hiệu quả. Hiện tại, đối với các giám đốc bán hàng cấp miền hàng tháng phải báo cáo cho Phó tổng giám đốc về vấn đề doanh số hàng tháng thông qua mạng thông tin nội bộ

về doanh số tháng. Các Giám đốc bán hàng khu vực báo cáo với giám đốc bán hàng cấp miền về doanh số bán hàng tháng thông qua một buổi họp vào cuối tháng của giám đốc bán hàng cấp miền với tất cảgiám đốc bán hàng khu vực thuộc miền

đó. Các nhân viên bán hàng hàng tuần báo cáo trực tiếp với giám đốc bán hàng khu vực về doanh số, về tình hình chăm sóc khách hàng, nếu có vấn đề gì xảy ra ngoài khả năng giải quyết của nhân viên thì có thể đề nghị giám đốc bán hàng khu vực

giúp đỡ.

Như vậy, nhìn vào tình hình trên ta có thể thấy một thực trạng đang diễn ra ở

Tổng công ty Thương mại Hà Nội là: Tất cả các báo cáo hay cuộc họp của đội ngũ

bán hàng kể từ nhân viên bán hàng đến các giám đốc thì đều chỉ đề cập đến doanh sốbán hàng mà chưa xem xét đến vấn đềluôn đi kèm với doanh sốđó là công nợ. Ở

công ty, việc quản lý công nợ được giao cho nhân viên phân phối. Tuy nhiên ta có thể thấy một điều rằng, hai vấn đề doanh số và công nợ luôn có mối quan hệ với nhau mật thiết, có thể doanh số bán ra của một nhân viên cao nhưng việc thu hồi công nợ không tốt thì đều làm cho hiệu quả kinh doanh của công ty sẽ không tốt theo. Việc công ty không quy định mối quan hệ ràng buộc giữa doanh số và công nợ cho nhân viên bán hàng, điều đó sẽ không nâng cao trách nhiệm của họ. Như vậy

hiệu quả kinh doanh của công ty sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Các mắt xích liên hệ với nhau trong quá trình luân chuyển của hàng hoá và vốn sẽ không tuần hoàn tốt.”

2.3.6.Đánh giá lực lượng bán hàng

2.3.6.1.Kết quảdoanh thu bán hàng

Kết quả về doanh sốbán hàng: Công ty đánh giá kết quả về doanh số bán hàng của nhân viên bán hàng theo từng quý. Mỗi quý Công ty quy định mức khoán cần phải đạt cho tất cả các nhân viên bán hàng theo từng mức lương cơ bản đạt được. Nếu nhân viên bán hàng đạt mức doanh số khoán thì sẽ nhận được mức lương cơ

bản, ngoài ra nếu vượt mức doanh số khoán thì nhân viên bán hàng sẽđược hưởng phần trăm hoa hồng trên phần doanh sốvượt đó.

Trong những năm qua cùng với sựlãnh đạo của Ban giám đốc cũng như sự nỗ

lực của LLBH đã đạt được kết quả khá khả quan. Kết quả thực hiện doanh thu, doanh số như sau:

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Sơ đồ 2.10: Kết quảdoanh thu bán hàng giai đoạn 2017 – 2019

Nguồn: Ban tài chính, kế toán, kiểm toán

“Nhìn vào sơ đồ trên ta có thể thấy rằng trong những năm vừa qua doanh thu Tổng công ty Thương mại Hà Nội liên tục tăng với tốc độ tăng trung bình trên 25% mỗi năm, trong đó thị trường miền Bắc vẫn là thị trường chủ yếu của Tổng công ty

Thương mại Hà Nội. Năm 2017, đạt doanh thu 750 tỷđồng và đạt 78% kế hoạch đề

ra. Đến năm 2018, mặc dù tình hình kinh tế đất nước nói chung lâm vào khủng khoảng kinh tế thì công ty cũng vẫn đạt được mức doanh số đáng kể, công ty đã tăng doanh thu lên 810 tỷđồng, tương đương với việc đạt 87% kế hoạch doanh thu

587 701 1,021 00 200 400 600 800 1,000 1,200 2017 2018 2019

tăng 9% so với năm trước. Đến năm 2019 thì doanh thu lại tăng lên 1020,8 tỷđồng

tương đương đạt vượt kế hoạch 3% so với năm 2018. Như vậy có thể nói rằng trong thời gian vừa qua mặc dù tình hình kinh tế cả nước nói chung không được tốt tuy nhiên LLBH của Tổng công ty Thương mại Hà Nội đã đạt được những thành tựu

đáng kể, công ty đã ngày càng phát triển hơn, tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường xuất nhập khẩu thực phẩm ngày càng tốt hơn đặc biệt trong năm 2019 đã vượt chỉ tiêu đề ra.”

Doanh thu bán của từng khu vực

“Chỉ tiêu về doanh số bán hàng là quan trọng nhất mà Tổng công ty Thương

mại Hà Nội đặt ra cho lực lượng bán hàng, với yêu cầu về mức tăng trưởng doanh số cao qua các năm từ 15 – 20 %. Với lực lượng bán hàng như hiện nay thì kế

hoạch bán hàng của công ty thì kế hoạch đề ra công ty sẽ không đạt được. Chỉ tiêu về tình hình thực hiện kế hoạch của lực lượng bán hàng trong ba năm gần đây được thể hiện qua bản sau:”

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị lực lượng bán hàng của Tổng công ty thương mại Hà Nội (Trang 90 - 93)