Nguồn lực tài chính tại TCT giai đoạn 2017 2019

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị lực lượng bán hàng của Tổng công ty thương mại Hà Nội (Trang 65 - 67)

ĐVT: tỷđồng TT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%) TĐPT BQ (%) 2018/2017 2019/2 018 I Tài sản 3.562,94 3.623,75 3.882,43 101,71 107,14 104,39 1 Tài sản ngắn hạn 2.964,33 2.795,37 3.042,56 94,30 108,84 101,31 2 Tài sản dài hạn 598,61 828,38 839,87 138,38 101,39 118,45 II Nguồn vốn 3.562,94 3.623,75 3.882,43 101,71 107,14 104,39 1 Nợ phải trả 1.434,24 1.450,71 1.500,84 101,15 103,46 102,30 Nợ ngắn hạn 1.186,39 1.228,25 1.318,42 103,53 107,34 105,42 Nợ dài hạn 247,85 222,46 182,42 89,76 82,00 85,79 2 Vốn chủ sở hữu 2.128,70 2.173,04 2.381,59 102,08 109,60 105,77

Nguồn: Ban tài chính – kế toán, kiểm toán

Tổng tài sản và nguồn vốn của công ty tăng qua 3 năm với TĐPTBQ đạt 104,39%.

Nhìn chung trong giai đoạn từnăm 2017 đến năm 2019, tổng tài sản của công

ty đã thay đổi, với TĐPTBQ đạt 104,39%. Qua số liệu trên chứng tỏ quy mô hoạt

động của công ty đã thay đổi qua các năm.

TSNH chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. TSNH cũng có xu hướng tăng qua 3 năm với TĐPTBQ đạt 101,31%. Quy mô kinh doanh là nhân tố ảnh hưởng

đến doanh thu có sự thay đổi đó là do sự biến động các khoản phải thu ngắn hạn

và lượng hàng tổn kho giảm bớt quan 3 năm. TSDH có tốc độ tăng 118,45% quan 3 năm.

Tổng nguồn vốn của công ty có xu hướng tăng với TĐPTBQ đạt 104,39%. Sự

biến động của tổng nguồn vốn do ảnh hưởng của sự biến động ở các bộ phận cấu thành nên tổng nguồn vốn là nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn chủ

sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong cả 3 năm. Nợ dài hạn của công ty có cu hướng giảm qua 3 năm với TĐPTBQ đạt 85,79% (giảm 14,21%).

2.2.2.2.Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống những ý nghĩa giá trị, niềm tin chủđạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của tổ chức cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của các thành viên. Được thể hiện ở những nhiệm vụ, nguyên tắc, nguyên lý trong hành động giữa các thành viên của Công ty. Dưới một góc độ nào đó văn hóa Công ty được xây dụng trên cơ

sở sứ mạng, nhiệm vụ, phương hướng của Công ty. Văn hóa doanh nghiệp còn là yếu tố thể hiện tính cách, giá trị và tính mạnh/yếu của TCT.

Tại TCT Thương mại Hà Nội văn hóa doanh nghiệp được thể hiện thông qua

các phong trào thi đua học tập của cán bộ công nhân viên. Nhờ có các phòng trào

thi đua dạy và học như: Phong trào “đôi tay vàng” tổ chức 2 năm 1 lần nhằm tôn vinh những cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập và làm việc tại Công ty,

phong trào “học đi đôi với hành”, các giải thi đấu bóng đá, nấu ăn... Các phong trào

này đã góp phần thúc đẩy phong trào học tập sáng tạo của các công nhân trong Công ty, giúp cho người công nhân lao động trực tiếp có sựthi đua trong học tập và rèn luyện kỹ năng làm việc. Đây cũng là những mục tiêu quản trị lực lượng bán hàng mà Tổng công ty Thương mại Hà Nội muốn hướng đến, đó chính là sự đoàn

kết tạo ra những hiệu ứng phong trào thi đua giữa các phòng ban, nông trại sản xuất trong Công ty.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị lực lượng bán hàng của Tổng công ty thương mại Hà Nội (Trang 65 - 67)