(Nguồn: Phòng quản trị nhân sự)
“Nhìn vào biểu đồ hình 2.4 ta thấy: Nhìn chung số lượng lao động trong độ
tuổi từ 30- 40 chiếm tỉ lệ cao nhất với tỷ lệ trung bình hơn 48% qua các năm
2017 -2019, lao động độ tuổi 18-30 chiếm vị trí thứ hai (hơn 22%). Xu hướng của Công ty trong những năm gần đây là tăng tỷ trọng lao động trẻ và giảm dần tỷ trọng
lao động từ 40-50 và trên 50 tuổi.”
Ảnh hưởng của cơ cấu lao động tới quản trị lực lượng bán hàng
“Thuận lợi: Nguồn lao động trẻ trong Công ty luôn mang một bầu không khí làm việc tích cực, tuổi trẻ cũng dễ tiếp thu kiến thức mới và khoa học công nghệ trong quá trình đào tạo.
Ngoài ra sau khi đào tạo nguồn nhân lực trẻ, họ sẽ có thời gian cống hiến cho Công ty với thời gian dài hơn so với đào tạo lao động độ tuổi 40 đến 50 tuổi. Như
vậy Công ty sẽ tiết kiệm được chi phí phải đào tạo lại lớp trẻ kế cận những người đã qua đào tạo nhưng đến độ tuổi nghỉhưu.
Khó khăn: Lao động trẻ thường thiếu kinh nghiệm thực tế. Để đảm bảo chất
lượng công trình, Công ty cần quan tâm đặc biệt tới công tác đào tạo, phát triển, bồi
dưỡng thêm kiến thức cho người lao động.
Với cơ cấu ít lao động trong độ tuổi 40-50, Công ty sẽ gặp phải khó khăn khi
lựa chọn những người lao động có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế để
0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 2017 2018 2019 23.31% 23.52% 22.52% 49.44% 49.01% 48.92% 19.66% 19.67% 19.40% 7.58% 7.80% 9.16% Trên 50 40-50 30-40 18-30
đào tạo đội ngũ lao động trẻ trong phương pháp chỉ bảo, kèm cặp công việc tại Công ty.”
2.1.7. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty
Bảng 2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Tổng công ty Thương mại Hà Nội 2017 - 2019 (Đơn vị: tỷđồng) TT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%) TĐPTBQ (%) 2018/2017 2019/2018 1. DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 586,921 701,248 1020,757 119,48 145,56 131,88 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2,361 2,465 3,489 104,40 141,54 121,56 3. DT thuần về BH và cung cấp DV 584,56 698,783 1017,268 119,54 145,58 131,92 4. Giá vốn hàng bán 498,46 601,589 907,689 120,69 150,88 134,94 5. LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 86,1 97,194 109,579 112,89 112,74 112,81 6. Chi phí bán hàng 48,46 65,179 78,652 134,50 120,67 127,40 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 130,587 147,786 180,636 113,17 122,23 117,61 8. LN thuần từ hoạt động kinh doanh 87,712 107,204 139,584 122,22 130,20 126,15 9. Thu nhập khác 0 0,198 0,135 10. Chi phí khác 0,256 0,124 0,126 11. Lợi nhuận khác -0,256 0,074 0,009 12. Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế 87,456 107,278 139,593 122,67 130,12 126,34
13. CP thuế thu nhập DN
hiện hành 21,928 26,801 34,896 122,22 130,20 126,15
14. LN sau thuế thu nhập
doanh nghiệp 65,528 80,477 104,697 122,81 130,10 126,40
Phân tích tình hình doanh thu
Qua bảng 2.2 ta thấy quả kinh doanh từ2017 đến 2019 ta thấy: Doanh thu của doanh nghiệp qua các năm 2017-2019 biến đổi tương đối đồng đều, không có sự
chênh lệch quá lớn. Năm 2017 doanh thu của Tổng công ty Thương mại Hà Nội là 586,921 tỷ đồng, đến năm 2018 đạt 701,248 tỷ đồng 114,327 tỷ đồng, tương ứng
tăng 19.48% so năm 201, sang năm 2019 doanh thu của công ty đạt 1.020,757 tỷ đồng, tăng 319,509 tỷ đồng tương ứng tăng 45,56% so với năm 2018.
Phân tích lợi nhuận của công ty
(ĐVT: tỷ đồng)
(Nguồn: phòng tài chính kế toán)
Sơ đồ 2.5: Biểu đồ lợi nhuận của Tổng công ty Thương mại Hà Nội 2017 – 2019
Từ bảng 2.2 và qua biểu đồ lợi nhuận (Sơ đồ 2.5), lợi nhuận của công ty liên tục tăng cao qua các năm. Năm 2017 tổng lợi nhuận trước thuế chỉ đạt ở mức 87,712 tỷđồng, nhưng đến năm 2018 tổng lợi nhuận trước thuếđạt 107,204 tỷđồng,
tương đương tăng 19,492 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 22.22% so với năm 2011, đây là
mức tăng trưởng quan trọng đánh dấu cho sự phát triển mới và đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của công ty và hoàn thành suất sắc nhiệm vụđược giao.
Năm 2019 mức tăng trưởng tổng lợi nhuận tiếp tục tăng ở mức cao, tăng 32,380 tỷ đồng, tương đương 30.20% so với năm 2018.
87.712 107.204 139.584 65.528 80.477 104.697 0 20 40 60 80 100 120 140 160 2017 2018 2019
Phân tích chi phí của Tổng công ty Thương mại Hà Nội
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
(Nguồn: phòng tài chính kế toán)
Sơ đồ 2.6: Biểu đồ biến động chi phí của Tổng công ty Thương mại Hà Nội 2017 -2019
Qua bảng 2.2 và sơ đồ 2.6 ta thấy:Năm 2017 chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 130,587 tỷđồng chiếm tỷ trọng 63.43% tổng chi phí. Năm 2018 là 147,786 tỷđồng,
tăng 17,199 tỷ đồng do khoản phải trả cho cán bộ quản lý doanh nghiệp như tiền
lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của
Ban Giám đốc, nhân viên quản lý ở các phòng, ban của doanh nghiệp chiếm. Chi phí bằng tiền khác đạt 18,61 tỷđồng. Đây là 2 khoản mục chiếm cao nhất trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp ở năm 2018. Ngoài ra còn có các chi phí khác như chi phí
khấu hao tài sản cố định, chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp như văn phòng phẩm cũng cao tới 121 tỷđồng, chi phí dịch vụ mua ngoài đạt 731 tỷđồng. Năm 2019 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao nhất trong 3 năm đạt 180.636 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 59.66% tổng chi phí trong công ty, tăng 32,850 tỷ đồng tương đương 22,18% so với năm 2018.
2.2.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị lực lượng bán hàng của Tổng công ty Thương mại Hà Nội
2.2.1.Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
2.2.1.1.Môi trường kinh tế
178.582 211.84 257.94 205.869 247.526 302.775 0 50 100 150 200 250 300 350 2017 2018 2019 CP QLDN Tổng CP
Về tình hình thương mại toàn cầu giai đoạn 2017-2020 được dự báo sẽ cải thiện so với những năm trước, giá cả năng lượng và hàng hóa sẽ tăng trở lại và ổn
định hơn. Do đó sẽ có tác động tích cực đối với công nghiệp và thương mại Việt Nam. Các nền kinh tế lớn được dự báo vẫn tiếp tục duy trì chính sách tài chính linh hoạt thông qua giảm thuếvà tăng chi cho an sinh xã hội để kích thích tiêu dùng nội
địa, do đó có khả năng sẽ tác động gia tăng nhu cầu nhập khẩu. Sự bất ổn của các yếu tố về chính trị, chính sách kinh tế của các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, EU;
xung đột về địa kinh tế, địa chính trị giữa các quốc gia lớn như Nga, EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc... tiếp tục góp phần gây ra sự trì trệ trong hoạt động của các tập đoàn
kinh tế và các quốc gia bé hơn và do đó, gián tiếp ảnh hưởng đến đầu tư FDI, thương mại và tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong đó có Việt nam.
Về tình hình trong nước: Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2017-2020 được dự báo có nhiều yếu tố thuận lợi, đầu tư nước ngoài và kim ngạch xuất nhập khẩu dự báo sẽ
tiếp tục tăng từ kết quả của một số FTA đã ký và đi vào thực thi, cơ hội tiếp nhận
dòng đầu tư FDI dịch chuyển ra khỏi một số quốc gia trong khu vực, trong đó có
Trung Quốc. Tuy nhiên, giá dầu và lương thực có xu hướng tăng gây sức ép lạm
phát tăng trở lại. Việc ổn định tỷ giá và lãi suất cũng sẽ gặp khó khăn do áp lực điều chỉnh theo sự tăng giá của đồng ngoại tệ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu. Việc tham gia cộng đồng ASEAN và việc ký kết, triển khai các Hiệp định
thương mại tự do FTA mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng tạo ra những thách thức rất lớn, nhất là việc phát triển thị trường, tăng khả năng cạnh tranh cả ở thị trường quốc tếvà trong nước.
Rủi ro thị trường: các mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Công ty như cà phê,
chè, cao su, gỗ và các sản phẩm gỗ … đều phụ thuộc khá nhiều và tình hình thị trường thế giới, đặc biệt là giá bán. Áp lực giá bán giảm trên thị trường thế giới sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu và doanh thu của Công ty.
Trong những năm 2017-2019 nhà nước đã có nhiều sự thay đổi trong chính sách tiền lương cơ bản, với việc nâng lương cơ bản theo Nghị quyết 70/2018/QH14 về dựtoán ngân sách Nhà nước năm 2019 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ
6 ngày 09/11/2018 lương cơ sở lên 1.490.000 đồng/tháng. Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến công tác đào tạo nhân lực của Công ty, bởi việc tăng lương đã làm tăng
quỹ lương của Công ty trong khi đó tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của Công ty lại thấp do đó việc trích quỹcho công tác đào tạo bịảnh hưởng.
Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là một trường bán lẻ năng động và có tốc độ phát triển hàng năm khá cao trong khu vực.
2.2.1.2.Môi trường chính trị
Là doanh nghiệp TNHH Một thành viên 100% vốn Nhà nước chuyển sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần, hoạt động của Tổng công ty Thương mại Hà Nội sẽ không chịu ảnh hưởng của Nghị định 71/2013/NĐ-CP ngày 11/07/2013 của Chính Phủ về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ mà bị điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản có liên quan. Ngoài ra, sẽ còn chịu điều chỉnh bởi các
các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán khi trở thành công ty đại chúng và niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán. Luật và các văn bản dưới luật trong lĩnh vực này đang trong quá trình hoàn thiện, sự thay đổi về mặt chính sách luôn có thể xảy ra sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của Công ty.
Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Thương mại Hà Nội
cũng chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan
đến hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu của Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hiện nay, hệ thống luật pháp đang trong quá trình
hoàn thiện, sửa đổi. Để tạo ra một hành lang pháp lý thuận lợi, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đáp ứng các chuẩn mực, thông lệ Quốc tế trong quá trình hội nhập, Quốc hội đã ban hành nhiều bộ luật mới. Tuy nhiên, nếu Công ty không nắm bắt kịp sự thay đổi của hệ thống pháp luật thì có thể gây nhiều ảnh hưởng tới hoạt
động của Công ty.
Rủi ro chính sách: kết quả kinh doanh của Công ty phụ thuộc vào chính sách xuất nhập khẩu nông sản của Chính phủ Việt Nam cũng như chính sách nhập khẩu
của các thị trường khách hàng. Khi nền kinh tế của quốc gia đối tác suy thoái, thay
đổi trong chính sách hoặc các nguyên nhân khác có thể gây ảnh hưởng không tốt
đến tài chính và kết quả hoạt động của Công ty
Để kiểm soát rủi ro về mặt luật pháp, Công ty luôn luôn cập nhật những thay
đổi trong môi trường luật pháp liên quan đến hoạt động của Công ty, từđó đưa ra kế
hoạch phát triển kinh doanh phù hợp.
2.2.1.3. Môi trường công nghệ
Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới, tiên tiến phục vụ cho công tác sản xuất nâng cao năng suất lao động nhờ cải tiến trong sản xuất. Tuy nhiên chi phí chuyển giao công nghệ còn quá cao so với năng lực tài chính hiện có của Công ty. Việc ap dụng những phần mềm quản trị mới giúp cho hoạt động quản trị lực lượng bán hàng của Tổng công ty Thương
mại Hà Nội được thuận tiện và nhanh chóng hơn. Mặc dù thị trường mua bán và chuyển giao công nghệđã phát triển nhưng nó chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho Công
ty đầu tư để cạnh tranh với doanh nghiệp ở trong nước, cũng như để có thể cạnh tranh với các Công ty Thực phẩm nước ngoài thì Công ty phải chịu một sức ép về
giá mua và chuyển giao công nghệ rất lớn.
2.2.1.4. Môi trường văn hóa, xã hội
Phong tục tập quán của người lao động Việt Nam đó là chưa có tác phong
công nghiệp, làm việc vẫn còn nặng nhiều về cảm tính do đó gây ảnh hưởng nhiều
đến công tác đào tạo nhân lực của Tổng công ty Thương mại Hà Nội. Công ty cần có nhiều chương trình đào tạo về tác phong làm việc, rèn luyện kỷ luật và an toàn
lao động cho lực lượng bán hàng do đó làm phát sinh nhiều chi phí.
Với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cùng quy mô dân số trên 90 triệu
người, mức thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng (đạt mốc 1.890 USD năm
2019), dân số đang trong độ cơ cấu dân số vàng (trong đó có tới 60% là tiêu dùng trẻ), tốc độ đô thị hóa nhanh, Việt Nam vẫn sẽ là môi trường phát triển của thị trường bán lẻ và tiếp tục có sự tăng trưởng trong tương lai. Bên cạnh đó, tiến trình
lớn trong việc tạo mội trường thuận lợi và phát triển cho thịtrường bán lẻ.
Như vậy có thể thấy điều kiện dân số và dự báo sự sôi động của thị trường
thương mại Việt Nam hiện nay cho thấy triển vọng phát triển ngành hàng mà TCT
thương mại Hà Nội đang kinh doanh trong tương lại rất lớn.
2.2.2.Nhân tố bên trong doanh nghiệp
2.2.2.1.Nguồn lực tài chính
Tình hình cơ cấu tài sản và nguồn vốn của TCT được thể hiện ở bảng 2.3:
Bảng 2.3: Nguồn lực tài chính tại TCT giai đoạn 2017 - 2019
ĐVT: tỷđồng TT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%) TĐPT BQ (%) 2018/2017 2019/2 018 I Tài sản 3.562,94 3.623,75 3.882,43 101,71 107,14 104,39 1 Tài sản ngắn hạn 2.964,33 2.795,37 3.042,56 94,30 108,84 101,31 2 Tài sản dài hạn 598,61 828,38 839,87 138,38 101,39 118,45 II Nguồn vốn 3.562,94 3.623,75 3.882,43 101,71 107,14 104,39 1 Nợ phải trả 1.434,24 1.450,71 1.500,84 101,15 103,46 102,30 Nợ ngắn hạn 1.186,39 1.228,25 1.318,42 103,53 107,34 105,42 Nợ dài hạn 247,85 222,46 182,42 89,76 82,00 85,79 2 Vốn chủ sở hữu 2.128,70 2.173,04 2.381,59 102,08 109,60 105,77
Nguồn: Ban tài chính – kế toán, kiểm toán
Tổng tài sản và nguồn vốn của công ty tăng qua 3 năm với TĐPTBQ đạt 104,39%.
Nhìn chung trong giai đoạn từnăm 2017 đến năm 2019, tổng tài sản của công
ty đã thay đổi, với TĐPTBQ đạt 104,39%. Qua số liệu trên chứng tỏ quy mô hoạt
động của công ty đã thay đổi qua các năm.
TSNH chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. TSNH cũng có xu hướng tăng qua 3 năm với TĐPTBQ đạt 101,31%. Quy mô kinh doanh là nhân tố ảnh hưởng
đến doanh thu có sự thay đổi đó là do sự biến động các khoản phải thu ngắn hạn
và lượng hàng tổn kho giảm bớt quan 3 năm. TSDH có tốc độ tăng 118,45% quan 3 năm.
Tổng nguồn vốn của công ty có xu hướng tăng với TĐPTBQ đạt 104,39%. Sự
biến động của tổng nguồn vốn do ảnh hưởng của sự biến động ở các bộ phận cấu thành nên tổng nguồn vốn là nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn chủ
sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong cả 3 năm. Nợ dài hạn của công ty có cu hướng giảm qua 3 năm với TĐPTBQ đạt 85,79% (giảm 14,21%).
2.2.2.2.Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống những ý nghĩa giá trị, niềm tin chủđạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của tổ chức cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của các thành viên. Được thể hiện ở những nhiệm vụ, nguyên tắc, nguyên lý trong hành động giữa các thành