Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty thương mại HàN ội

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị lực lượng bán hàng của Tổng công ty thương mại Hà Nội (Trang 50 - 57)

TT KD hàng miễn thuế ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Ban kiểm soát Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Giám đốc điều hành Giám đốc điều hành Giám đốc điều hành Ban TC –KT, kiểm toán Công ty thành viên Ban QL khu công nghiệp CN KD siêu thị Hapro Mart Công ty thành viên TT NC&PT CN XNK phía Bắc CN chế biến HXK Công ty thành viên Ban đối ngoại TT KD Chợ đầu mối phía Nam TT KD Chợ Thượng Đình TT KD Chợ Bắc Thăng Long Công ty thành viên Ban thương hiệu - markting Phòng QT nhân sự Công ty thành viên CN Đồng Tháp Văn phòng CN Hưng Yên Bộ phận Thư ký TH

*Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

-Đại hội đồng cổđông: gồm tất cả các cổđông, là cơ quan quyết định cao nhất của Tổng công ty, hoạt động thông qua các cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên hoặc bất thường, ĐHĐCĐ có các thẩm quyền theo quy định của pháp luật và

Điều lệ Tổng công ty.

-Hội đồng quản trị: Chịu trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh và các công việc khác của Tổng công ty.

-Ban kiểm soát: Do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 3 thành viên. Ban kiểm soát có trách nhiệm và quyền giám sát đối với hội đồng quản trị, tổng giám đốc trong việc điều hành công ty, công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.

Tổng giám đốc: Là người điều hành hoạt động các lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm hội đồng quản trị về việc thực hiện các nhiệm vụđược giao. Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh và các báo cáo khác trước khi trình Chủ sở hữu công ty

Phó tổng giám đốc: Giúp việc cho Tổng giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công ty theo sự phân công và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, tổng giám đốc và pháp luật.

-Trung tâm nghiên cứu phát triển: Nghiên cứu, tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty công tác hoạch định chiến lược phát triển dài hạn, các kế hoạch trung hạn và ngắn hạn để thực hiện chiến lược đó…

-Ban tài chính kế toán và kiểm toán: gồm phòng kế toán, phòng tài chính, phòng kiểm toán nội bộ. Xây dựng các văn bản như quy chế, quy trình, quy định,

hướng dẫn về chế độ hạch toán kế toán áp dụng tại Tổng công ty; Tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty những vấn đề liên quan đến tài chính và đầu tư tài chính;

quản lý, sử dụng và phát triển vốn; Tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Tổng công ty tổ chức kiểm tra, giám sát, phát hiện và đánh giá các nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn trong công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của Tổng công ty -Phòng quản trị nhân sự: xây dựng mô hình cơ cấu tổ chức của Tổng công ty gồm thanh lập, sát nhập, giải thể các Phòng, ban, Bộ phận, đơn vị trực thuộc Tổng

-Ban đối ngoại: Nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển các mối quan hệ đối ngoại phục vụ yêu cầu phát triển của Tổng công ty và chiến lược quản trị các mối quan hệđối ngoại đó…

-Ban thương hiệu –Marketing: Tham mưu cho lãnh đạo chiến lược phát triển

thương hiệu, xây dựng kế hoạch trung và dài hạn cho công tác quảng bá hình ảnh của Tổng công ty ở thị trường trong nước và ngoài nước theo các chuẩn mực và trên

cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam và những quốc gia khác mà

thương hiệu của Tổng công ty đăng ký bảo hộ.

-Bộ phận thư ký tổng hợp: là đầu mối tiếp nhận thông tin của chủ tịch hội

đồng quản trị, Tổng giám đốc và Ban lãnh đạo Tổng công ty.

-Văn phòng: Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, tổng hợp; Thực hiện nhiệm vụ lễ tân, bảo vệ cơ quan, lái xe và quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật của trụ sở của Tổng công ty.

-Ban đầu tư: gồm Phòng quản lý và phát triển mạng lưới, Phòng quản lý dự án và Phòng chuẩn bịđầu tư.

-Chi nhánh TCT – Trung tâm XNK phía Bắc: Nghiên cứu và tham mưu cho lãnh đạo TCT trong việc hoạch định chiến lược, chính sách XNK liên quan đến hoạt

động kinh doanh của TCT…

-Chi nhánh TCT tại tỉnh Đồng Tháp: Nghiên cứu và tham mưu cho lãnh đạo TCT trong việc định hướng thu mua, sản xuất, chế biến và dự trữ gạo, các hàng hóa

khác để tạo nguồn hàng ổn định phục vụ công tác xuất khẩu và tiêu thụ nội địa của

TCT…

-Chi nhánh TCT – Trung tâm kinh doanh siêu thị HaproMart: Nghiên cứu và

tham mưu cho lãnh đạo TCT mô hình tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh

trong lĩnh vực siêu thị, cửa hàng tiện ích với thương hiệu HaproMart, Haprofood nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao…

-Chi nhánh TCT – Trung tâm chế biến hàng xuất khẩu: Nghiên cứu và tham

mưu cho lãnh đạo TCT trong việc định hướng thu mua, sản xuất, chế biến và dự trữ hàng để tạo nguồn hàng phục vụ xuất khẩu.

-Chi nhánh TCT tại Hưng Yên: Nghiên cứu và tham mưu cho lãnh đạo TCT trong việc hoạch định chiến lược, chính sách liên quan tới phát triển kinh doanh kho hàng và dịch vụ giao nhận vận tải (Logistic).

-Trung tâm kinh doanh hàng miễn thuế: Nghiên cứu và tham mưu cho lãnh đạo TCT về tổ chức hoạt động kinh doanh bán hàng Miễn thuếđể phục vụ cho các

đối tượng theo đúng quy định của pháp luật.

2.1.5. Thtrường ca Tng công ty

- Thị trường trong nước

Công ty đã triển khai mạng lưới tiêu thụ sản phẩm tại 16 tỉnh, thành trong cả nước: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tây,Hải Dương, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Nghệ An...

Tại Hà Nội, sản phẩm của Công ty có mặt ở 30 siêu thị và chợ, 110 nhà hàng, khách sạn, 76 cửa hàng bán lẻ, 48 công ty và đơn vị.

Công ty có quan hệlàm ăn với hơn 100 làng nghề, đồng thời khôi phụcnhiều làng nghề bị thất truyền.

- Thị trường nước ngoài

“Công ty đã thiết lập quan hệ thương mại với khách hàng quốc tế ở 53 nước, giao dịch với khách hàng thuộc 70 nước trên thế giới.

Công ty đã giao dịch với hơn 20000 khách hàng quốc tế, đã và đang làm ăn

với trên 1000 khách hàng quốc tế.

Công ty cũng đã trực tiếp khảo sát thị trường trên 30 nước.

Công ty là một công ty đầu tiên của Việt Nam bán trực tiếp hạt tiêu vào AICAP (theo tin từ Vụ Châu Phi Tây Nam Á- BộThương Mại ) sau đó nhiều công

ty đã xuất khẩu vào thịtrường này.

Công ty là một trong những doanh nghiệp phát triển hàng thủ công mỹ nghệ

vào Châu Âu qua hội chợ Frankfut T/M 1996 chỉ có 2-5 doanh nghiệp, nay có 80 doanh nghiệp vào Châu Âu qua con đường này.

Thông qua quan hệ làm ăn với Công ty, trên 100 khách hàng chưa biết đến Việt Nam, nay đã vào việt Nam làm ăn thường xuyên, với quy mô lớn và ngày càng mở rộng mặt hàng.

Công ty là một trong những doanh nghiệp của Việt Nam sớm mở thị trường

Trung Đông, Nam Mỹ, Hoa Kỳ.”

2.1.6. Đặc điểm v lao động

- Sốlượng lao động của công ty

Tổng số CBCNV của Công ty đến thời điểm hiện nay là 590 người. Đội ngũ

cán bộ quản lý là 38 người chiếm tỷ lệ 6,44% tổng sốlao động toàn công ty. Công nhân trực tiếp tham gia sản xuất là 390 người chiếm tỷ lệ 66,1%. Quy mô lao động của công ty tương đối lớn, số lao động ở các đơn vị trực thuộc chiếm tỉ lệ cao 82,4%. Vì vậy, đòi hỏi trong thời gian tới trong công tác đào tạo phải chú trọng đào

tạo nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về đội ngũ quán lý hiện tại. Đồng thời, phải chú trọng đào tạo nâng cao

trình độ kỹnăng nghề nghiệp của đội ngũ công nhân đểtăng chất lượng đội ngũ lao động.”

Bảng 2. 1: Cơ cấu lao động của Tổng công ty Thương mại Hà Nội năm 2017-2019

TT Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

TĐPTBQ (%) Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) Tổng số lao động 569 100 589 100 590 100 101,83 I Theo chức năng 1 Lao động trực tiếp 395 69,42 417 70,80 390 66,10 99,37

2 Lao động gián tiếp 174 30,58 172 29,20 200 33,90 107,21

II theo giới tính 1 Nam 519 91,21 538 91,34 537 91,02 101,72 2 Nữ 50 8,79 51 8,66 53 8,98 102,96 III Theo trình độ 1 Đại học và trên ĐH 124 21,79 130 22,07 157 26,61 112,52 2 Cao đẳng 17 2,99 22 3,74 33 5,59 139,33 3 Trung cấp 33 5,80 20 3,40 10 1,69 55,05 5 Lao động phổ thông 395 69,42 417 70,80 390 66,10 99,37

IV Theo độ tuổi 1 Từ 18-30 133 23,37 139 23,60 133 22,54 100,00 2 Từ 30-40 281 49,38 289 49,07 289 48,98 101,41 3 Từ 40-50 112 19,68 116 19,69 114 19,32 100,89 4 Từ 50 trở lên 43 7,56 46 7,81 54 9,15 112,06 (Nguồn: Phòng quản trị nhân sự)

“Qua bảng 2.1 ta có nhận xét: lực lượng lao động của Công ty trong những

năm qua luôn duy trì sốlượng lớn và ổn định qua các năm, không có sự chênh lệch

nào đáng kể, cơ cấu lao động giữa trực tiếp và gián tiếp, nam và nữ có sự chênh lệch tương đối lớn so với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác nhưng phù

hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty. Lao động tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội hầu hết đã được đào tạo. Tỷ lệ lao động phổ thông rất thấp so với tổng số lao động và có xu hướng giảm dần. Điều này chứng tỏ rằng Công ty rất quan tâm

đến trình độ tay nghề của công nhân và có kế hoạch đào tạo đểnâng cao trình độ tay nghề cho công nhân.”

- Vềtrình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ lao động

Đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Được thể hiện cụ thể qua những số liệu ởsơ đồ 2.2:

Đơn vị: Người

Sơ đồ 2.2: Thực trạng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ lao động Tổng công

ty Thương mại Hà Nội năm 2019

(Nguồn: Phòng quản trị nhân sự) “ 26.61% 5.59% 1.69% 66.10% Tỷ trọng %

Đại học trên ĐH Cao đẳng Trung cấp LĐPT

Hiện nay, tổng số CBCNV của công ty có 590 người, trong đó số lao động có

trình độ chuyên môn từ đại học trở lên là 157 người, chiếm 26,6% trên tổng số lao

động toàn công ty; số lao động có trình độ trung cấp chiếm 1,7% trên tổng số lao

động tại công ty, lao động chiếm tỷ trọng lớn nhất là LĐPT chiếm tỷ trọng 66,1%.

Đối với đội ngũ cán bộ quản lý: Đây là đội ngũ lao động gián tiếp, có vai trò rất quan trọng trong quá trình tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của

công ty. Tính đến năm 2019, hầu hết đội ngũ cán bộ tại văn phòng trụ sở công ty

đều có trình độ từCao đẳng trở lên, trong đó có 8 người có trình độ Thạc sỹ. Điều này chứng tỏ rằng công tác tuyển dụng và đào tạo nhân lực của công ty ngày càng

được chú trọng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển.

Đối với đội ngũ nhân viên, công nhân kỹ thuật: Số lượng công nhân kỹ thuật

đã qua đào tạo chiếm 88,5% số lao động trực tiếp. Hàng năm công ty đều có kế

hoạch bổ sung đội ngũ công nhân đã qua đào tạo. Số lao động chưa qua đào tạo phần lớn là lao động thời vụ và thử việc.

Với mặt bằng nhân lực chiếm tỷ trọng lớn là trình độ công nhân chuyên nghiệp và lao động phổ thông sẽtác động tới việc lựa chọn phương pháp và chương trình đào tạo của Công ty. Công ty sẽ tập trung vào các chương trình đào tạo nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn cho người lao động. Với lực lượng lao động phổ thông khá cao sẽ gây áp lực cho công tác đào tạo của Công ty khi phải đào tạo tay nghề cho họ. Song lực lượng lao động có trình độ từ cao đẳng và đại học của

Công ty cũng chiếm tỷ lệkhá cao, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho công tác đào

tạo nhân lực của Công ty.

Tuy nhiên, do đặc thù của công việc nên sốlao động có trình độ công nhân kỹ

thuật và trung cấp của công ty còn tương đối lớn. Vì vậy, nhiệm vụ trọng tâm của công ty trong thời gian tới là tăng cường đào tạo cho đối tượng lao động này và

thường xuyên tổ chức các cuộc thi nâng bậc cho lao động nhằm động viên người lao

động gắn bó với công ty.”

- Xét cơ cấu lao động theo tính chất công việc

việc của Công ty bao gồm: Lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, trong đó lao

động trực tiếp năm 2017 chiếm tới 69% trong số tổng lao động của Công ty. Và qua

các năm lực lượng lao động này vẫn chiếm tỷ lệ cao: Năm 2018 lao độngtrực tiếp của Công ty tăng 22 người tương ứng tăng 5,6% so với năm 2017, chiếm tỷ trọng là

71%. Đến năm 2019 giảm 27người tương ứng giảm 6,5% so với năm 2018 và

chiếm tỷ trọng là 66%.

(Đơn vị: %)

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị lực lượng bán hàng của Tổng công ty thương mại Hà Nội (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)