Vai trò của huy động vốn tiền gửi

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sơn Tây (Trang 26 - 27)

7. Kết cấu luận văn

1.2.2. Vai trò của huy động vốn tiền gửi

Tài sản của ngân hàng được hình thành từ nguồn vốn trong đó tiền gửi chiếm hơn

80% tổng nguồn vốn, với những ngân hàng lớn có khả năng quay vòng vòng vốn nhanh, tỷ lệ này chiếm tới 90% tổng nguồn vốn của ngân hàng, và như vậy tiền gửi là thành phần chính tạo nên tài sản của ngân hàng, khảnăng huy động tiền gửi với mức lãi suất hợp lý còn là những chỉ số quan trọng đánh giá tính hiệu quả trong quản lý ngân hàng. Ngoài ra ngân hàng còn thu được một khoản lệ phí nhất định khi khách hàng sử dụng thêm các dịch vụ tiện ích của ngân hàng.

Vai trò đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng: Huy động vốn tạo nguồn vốn chủ lực cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó tiền gửi tiết kiệm là

kênh huy động truyền thống, thường chiếm một tỷ trọng tương đối trong lượng tiền gửi của khách hàng tại hệ thống NHTM. Từ nguồn vốn huy động là cơ sở để ngân hàng thực hiện các mục tiêu kinh doanh khác của mình.

Vốn huy động của ngân hàng quyết định quy mô, phạm vi, khả năng mở rộng kinh doanh của ngân hàng.

Vốn quyết định khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thị trường.

Vốn tiền gửi tiết kiệm gắn liền với sự phát triển của ngân hàng, tiền gửi huy động càng lớn thì lòng tin của dân chúng với ngân hàng đó trên thị trường càng lớn và

ngược lại do đó nó quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng

Bên cạnh đó với cá nhân người gửi tiền là một kênh tiết kiệm và đầu tư vốn an toàn, giúp tích lũy nguồn tiền nhàn rỗi và tiếp cận được nghiệp vụ tiện ích của ngân hàng. Với nền kinh tế giúp điều hòa vốn giữa các chủ thể của nền kinh tế từ đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.

Việc huy động vốn của ngân hàng nhằm mục tiêu thu hút được một lượng tiền đủ để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng cho các hoạt động kinh doanh với quy mô vốn và cơ

cấu vốn huy động hợp lý, phù hợp với nhu cầu sử dụng để đảm bảo kiểm soát được các rủi ro, giảm chi phí hoạt động, và đảm bảo chất lượng dịch vụ phù hợp với chiến

lược kinh doanh và mục tiêu hoạt động trong từng thời kỳ của ngân hàng. Do đó, huy động vốn của phải đạt các mục tiêu sau:

Thứ nhất, xây dựng và duy trì được sự ổn định của nguồn vốn huy động để đáp ứng đảm bảo đủ nguồn vốn cho nhu cầu kinh doanh của ngân hàng. Đối với hoạt động

huy động vốn, đây chính là mục tiêu then chốt nhất của mỗi ngân hàng.

Thứhai, đảm bảo quy mô nguồn vốn phải đi kèm với cơ cấu nguồn vốn hợp lý,

đáp ứng được nhu cầu thanh khoản của ngân hàng, phù hợp với nhu cầu sử dụng và bối cảnh thịtrường, góp phần tăng cường năng lực nội tại của ngân hàng.

Thứ ba, việc huy động vốn phải đa dạng được các nguồn huy động, qua đó tăng cường các nguồn vốn có tính ổn định để đáp ứng nhu cầu cho các hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Thứtư, chi phí huy động vốn phải được kiểm soát, tối thiểu hoá, phù hợp với bối cảnh thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sơn Tây (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)