Tổ chức thực hiện huy động vốn tiền gửi

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sơn Tây (Trang 60 - 68)

7. Kết cấu luận văn

2.3.3. Tổ chức thực hiện huy động vốn tiền gửi

* Thực trạng mạng lưới huy động:

Mở rộng mạng lưới các Phòng giao dịch nhằm mở rộng phát triển nền khách

hàng trên địa bàn và vùng lân cận, chi nhánh đã đạt được những kết quả quan trọng

trong huy động vốn, xác lập được vị thế hình ảnh trên địa bàn Sơn Tây- Hà Nội, là một trong những địa chỉ tin cậy của dân cư đến gửi tiền tiết kiệm và là nơi góp phần thành công trong những đợt huy động vốn dài hạn của BIDV thông qua các đợt phát hành trái phiếu, kỳ phiếu. Mạng lưới huy động vốn hoạt động tương đối ổn định và hiệu quả, góp phần tăng trưởng nền vốn huy động và thu phí dịch vụ của chi nhánh.

Bảng 2.6 Mạng lƣới huy động vốn của BIDV Sơn Tây

STT Điểm giao dịch Địa chỉ

1 Trụ sở chi nhánh BIDV Sơn Tây Số 99 Phạm Ngũ Lão- Lê Lợi, Sơn Tây, Hà Nội 2 PGD Trung Sơn Trầm KP6, Sơn Lộc, Sơn Tây

3 PGD Nguyễn Thái Học 49 Nguyễn Thái Học, Quang Trung, Sơn Tây

4 PGD Lê Lợi 191 Lê Lợi, Sơn Tây

5 PGD Phúc Thọ Cụm 8,Thị trấn Phúc Thọ, Phúc Thọ

6

Phòng Giao Dịch Ba Vì Thị Trấn Tây Đằng, Ba Vì

Thị phần hoạt động của BIDV Sơn Tây chủ yếu tại thị xã Sơn Tây, trên địa bàn có chợ Nghệ là chợ đầu mối buôn bán sầm uất, là cửa ngõ chung chuyển hàng hóa phía tây Hà Nội với các vùng lân cận như tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và một số địa

phương trên trục đường quốc lộ 32, đường Hồ Chí Minh và đường 87A đều có các

điểm phòng giao dịch của BIDV do đó thị phần khai thác và tiềm năng trên địa bàn là

tương đối rộng và đa dạng hóa từ nông thôn đến trung tâm thị xã. Hiện nay trên địa

bàn Sơn Tây các NHTM cũng đã thâm nhập khá đông như: MB, Techcombank,

sacombank. TP bank, VP bank… nên cũng có sự canh trang tương đối lớn giữa các

ngân hàng do đó đòi hỏi ngoài ưu thế về điểm phòng thuận tiện, ngoài ra BIDV còn phải tiếp tục nỗ lực hoàn thiện hơn nữa để giữvũng vị thế và phát triển hơn hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và huy động vốn nói riêng

* Thực trạng cơ cấu tiền gửi huy động theo đối tượng huy động

Phân theo đối tượng huy động tiền gửi của khách hàng vào ngân hàng gồm 3 loại: nguồn huy động từ cá nhân, tổ chức kinh tế, định chế tài chính. Sự thay đổi tăng

hay giảm về lượng và tỷ trọng của nguồn tiền gửi này thể hiện chất lượng nguồn tiền

huy động và những tác động nhất định trong quản trị huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng.

Bảng 2.7 Cơ cấu tiền gửi theo đối tƣợng huy động

ơn vị: tỷđ ng

Chỉ tiêu Năm 2017 trọngTỷ Năm 2018 trọngTỷ Năm 2019 trọngTỷ Tháng 6/2020 trọngTỷ

ĐCTC 183 4% 138 3% 100 2% 100 1.4% KHDN 558 12% 600 11% 550 8% 580 8.4% KHCN 3,802 84% 4,432 86% 5,850 90% 6,240 90.2%

Tổng 4,543 5,170 6,500 6,920

(Ngu n: Phòng QLNB của BIDV Sơn ây)

Trong các năm 2017 - 2020 nhìn chung không có một tốc độ tăng trưởng hay suy giảm đều đặn đối với từng loại tiền gửi tiết kiệm hay tiền gửi thanh toán. Xu hướng chung của tổng lượng tiền gửi huy động là tăng qua các năm nhưng trong đó có sự thay đổi vềlượng và tỷ trọng của hai loại tiền gửi này.

Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong cơ cấu huy

động chiếm 80- 90% trong tổng nguồn vốn huy động theo đối tượng là từ khách hàng

cá nhân năm 2017 huy động đạt 3.802 tỷđồng và đến năm 2019 tăng đạt 5.850 tỷđồng (tăng tuyệt đối hơn 2.000 tỷ đồng) nguồn vốn huy động từ dân cư là bền vững, ổn

định, cho thấy BIDV là một trong những ngân hàng rất được tín nhiệm trên địa bàn. Nguồn vốn có tỷ trọng ít nhất là từđịnh chếtài chính năm 2017 đạt 183 tỷđồng nhưng đến năm 2019 nguồn huy động đạt 100 tỷđồng cho thấy xu hướng giảm do các đơn vị như Kho bạc nhà nước, các định chế giảm các nguồn thu và quản lý thắt chặt hơn nên

các nguồn này không tăng. Nguồn huy động từ khách hàng doanh nghiệp tăng trưởng thấp do có sự cạnh tranh lớn từ các ngân hàng bạn nên BIDV gặp khó khăn trong tăng trưởng.

Chi nhánh tuy có tốc độ tăng trưởng dương hàng năm tuy nhiên ngày càng phải

dân có rất nhiều sự lựa chọn để đầu tư lượng tiền nhàn rỗi của mình. Đầu cuối năm

2020, thị trường chứng khoán sôi động đã thu hút tiền của khách hàng vào đầu tư

chứng khoán là một phần nguyên nhân khiến huy động tiền gửi dân cư có xu hướng giảm sút. Tiếp đó là thịtrường bất động sản cũng bắt đầu nóng và đặc biệt là chỉ số giá

tiêu dùng, giá vàng tăng cao, lãi suất tiết kiệm thấp hơn chỉ số tăng của giá cả nên đã ảnh hưởng tới tâm lý của khách hàng. Khách hàng dường như không còn mấy hi vọng vào việc đầu tư sinh lời bằng cách gửi tiết kiệm tại các ngân hàng.

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 2017 2018 2019 T6.2020 Định chế KHDN KHCN

Hình 2.3 Biểu đồ tăng trƣởng nguồn tiền gửi theo đối tƣợng giai đoạn 2017-2020

Vấn đề đặt ra là BIDV Sơn Tây cần gia tăng tiền gửi tổ chức kinh tế vì đây là

nguồn tiền có những ưu thế nhất định. Tiền gửi của tổ chức kinh tếtuy không có được thế mạnh về tính bền vững như nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư nhưng lại có lợi thế về

giá cả, chi phí huy động đối với tiền gửi từ các tổ chức kinh tế thấp hơn. Chi nhánh cần có chính sách thu hút nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tếđểtăng tỷ trọng trong tổng nguồn vốn hơn nữa. Bên cạnh đó các tổ chức kinh tếlà đối tượng khách hàng chủ

Việc tiền gửi của tổ chức kinh tế gia tăng là biểu hiện mở rộng hay thắt chặt quan hệ

kinh doanh với ngày càng nhiều các tổ chức kinh tế việc tăng lượng tiền gửi huy động từ các tổ chức kinh tế sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

* Thực trạng cơ cấu tiền gửi huy động theo kỳ hạn

Các ngân hàng luôn muốn thu hút được nguồn tiền gửi có kỳ hạn dài để có thể

cho vay các dự án trung và dài hạn nhằm thu lợi nhuận cao chính nên kỳ hạn gửi tiền trên 12 tháng rất được các ngân hàng khuyến khích huy động.

Bảng 2.8 Cơ cấu tiền gửi huy động theo kỳ hạn

ơn vị: tỷ đ ng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tháng 6/2020

Tăng trƣởng năm

2018/2017 Tăng trƣởng năm

2019/2018 Tăng trƣởng T6.2020/2019 Tuyệt

đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối

KKH 500 569 750 690 69 14% 121 21% (60) -8% <12 tháng 2,498 2,895 3,500 3,700 397 16% 805 28% 200 6% >= 12 tháng 1,545 1,706 2,250 2,530 161 10% 544 32% 280 12%

(Ngu n: Phòng QLNB của BIDV Sơn ây)

Nhìn chung tiền gửi huy động với các loại kỳ hạn khác nhau có tăng trưởng trong

3 năm 2017- 2020. Năm 2018 tốc độtăng trưởng nguồn vốn thấp, đây là năm mà công tác huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn, một mặt vì để giữ thị phần, phần vì nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư nên các ngân hàng thương mại phải tăng cường huy động vốn tạo nên sự cạnh tranh hết sức quyết liệt thậm chí có những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng. Năm 2019, 2020 là năm có tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cao hơn nhưng tỷ trọng giữa các loại kỳ hạn không có sựthay đổi đáng kể.

Tiền gửi không kỳ hạn có quy mô tăng từ 500 tỷ đồng năm 2017 lên 690 tỷ đồng tính đến tháng 6 năm 2020.

Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn nằm trong khoảng trên 30%.

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 2017 2018 2019 T6.2020 KKH DƯỚI 12 T TRÊN 12 T

Hình 2.4 Biểu đồ tăng trƣởng tiền gửi theo kỳ hạn giai đoạn 2017-2020

Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng có quy mô tăng từ 1.545 tỷđồng năm 2017 lên 2.530 tỷ đồng tháng 6 năm 2020 . Năm 2019 đạt mục tiêu về tỷ trọng vốn trung dài hạn mà chi nhánh đặt ra là trên 20%, tốc độtăng trưởng tiền gửi huy động qua các năm tăng trưởng tập trung cả tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi trung dài hạn, đặc biệt là nguồn tiền gửi có kỳ hạn tương đối ổn định giúp chi nhánh xây dựng được chiến lược kinh doanh trong thời gian tới, tuy nhiên nguồn tiền gửi không kỳ hạn giúp tiết kiệm

chi phí huy động và là nguồn tiền linh hoạt, nếu duy trì được thường xuyên thì cũng

tạo điều kiện cho ngân hàng đảm bảo được kế hoạch sử dụng vốn của mình mà trên biểu đồ ta thấy còn chiếm tỷ lệ thấp. Hiện nay ngân hàng TMCP trên địa bàn đưa ra

chiều chương trình, sản phẩm thu hút nguồn tiền gửi thanh toán giá rẻ này trong đó

phải kểđến ngân hàng Techcombank Sơn Tây với chiến lược khách hàng có tài khoản thanh toán sẽ được thực hiện chuyển tiền miễn phí cũng đã thu hút đông đảo khách hàng trẻ giao dịch, một số khách hàng truyền thống có sốdư tài khoản bình quân lớn

cũng đang có xu hướng dịch chuyển sử dụng tiện ích của dịch vụnày, do đó BIDV cần có sản phẩm hoặc ưu đãi cạnh tranh hơn nữa để thu hút nguồn vốn này vừa đểgia tăng

nguồn vốn và phát triển nền khách hàng của mình hơn nữa.

Những con số trên cũng còn thể hiện sự thay đổi trong tư duy và thói quen gửi tiền của khách hàng, mục đích chủ yếu của khách hàng khi gửi tiền không còn tập trung vào việc hưởng lãi mà hiện nay, khách hàng có nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều

các phương thức thanh toán qua trung gian là ngân hàng thương mại. Mặt tích cực thể

hiện ở đây là việc ngân hàng giảm được chi phí huy động do lãi suất trả cho tiền gửi thanh toán là rất thấp. Đặc hiện nay công nghệ hiện đại mọi người và mọi nhà đề dùng smartphone, các bạn trẻcó thường xuyên giao dịch online nên phát triển ngân hàng số đang là mục tiêu hướng tới của BIDV và chính lực lượng khách hàng này sẽ là nguồn chủ yếu cần duy trì phát triển, sự gắn kết lâu dài sẽ thực sự cần thiết để xây dựng quảng bá dịch vụBIDV trong tương lai.

* Thực trạng cơ cấu tiền gửi huy động theo loại tiền

Giao dịch ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế không chỉ sử dụng đồng nội tệmà còn được thực hiện rất nhiều bằng đồng ngoại tệ. Những biến động của nền kinh tếtrong nước và thế giới, những thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô, lãi suất, tỷ giá; những biến đổi trên thị trường tiền tệ cũng như những bất ổn về chính trị đều

ảnh hưởng đến loại tiền nào sẽ được lựa chọn làm phương tiện thanh toán, cất trữ và

đầu tư của khách hàng.

Bảng 2.9 Cơ cấu tiền gửi huy động theo loại tiền

ơn vị: tỷ đ ng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tháng 6/2020

Tăng trƣởng

năm 2018/2017 năm 2019/2018Tăng trƣởng T6.2020/2019 Tăng trƣởng

Tuyệt

đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối

VND 4,361 4,937 6,250 6,679 576 13% 1,313 27% 429 7%

Ngoại tệ quy đổi

(Ngu n: Phòng QLNB của BIDV Sơn ây)

Hình 2.5 Biểu đồ tăng trƣởng tiền gửi theo kỳ hạn giai đoạn 2017-2020

Hiện nay trong khi nền kinh tế xã hội có nhiều biến động thì tiền không còn là sự

lựa chọn hiệu quả nhất song vốn huy động bằng tiền vẫn chiếm tỷ trọng tối đa và việc

phân tích cơ cấu tiền gửi bằng nội, ngoại tệ vẫn rất quan trọng không chỉ với hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn phản ánh một phần nào đó những biến động của thị trường và xu hướng tiết kiệm, niềm tin vào đồng bản tệ của người dân.

Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy rằng nguồn vốn huy động bằng nội tệ chiếm tỷ lệ khá cao so với nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ. Do VNĐ là đồng tiền giao dịch chính và lãi suất huy động bằng VNĐ cao hơn so với các loại ngoại tệ khác nên hấp dẫn khách hàng gửi tiền. Nguồn vốn ngoại tệ BIDV chưa chú trọng khai thác do nhu cầu sử dụng ngoại tệ là ít, trên địa bàn không có công ty nước ngoài các khu công nghiệp, làng nghề nhỏ lẻ và non trẻ. Thu nhập từ hoạt động sản xuất và nông nghiệp chủ yếu là VNĐ. Vì vậy, nếu có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi thì phần lớn cũng chỉ là

VNĐ nên tỷ lệ vốn huy động nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy

nguồn vốn huy động. Trong khi tiền gửi ngoại tệ quy ra VNĐ chỉ đạt 182 tỷ đồng

tương đương khoảng 4%. Sang năm 2018, tiền gửi nội tệ tăng đạt 233 tỷ đồng trên tổng nguồn vốn huy động là 5.170 tỷ đồng một tỷ lệ còn khiêm tốn. Năm 2019, tiền gửi nội tệ đạt 6.250 tỷ đồng và nguồn ngoại tệ đạt 250 tỷ đồng. Nguồn vốn ngoại tệ

tuy chiếm tỷ trọng ít trong tổng nguồn vốn huy động nhưng cũng có xu hướng tăng

dần về giá trị tuyệt đối qua các năm, năm 2021 do ảnh hưởng của dịch covid-19 nên

các đơn vị có hoạt động xuất nhập khẩu với nước ngoài như châu âu, Mỹ, Hàn Quốc

… bịảnh hưởng nghiêm trọng do đó nguồn huy động ngoại tệcũng bị giảm sút.

Trong những năm qua, nhằm đáp ứng và theo kịp tiến trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, ngân hàng đã mở rộng hoạt động, dịch vụkinh doanh đối ngoại của mình, kết quả là ngân hàng đã thu hút được một khối lượng ngoại tệtương đối lớn. Nguồn ngoại tệ của ngân hàng cũng tăng trưởng khá do ngân hàng huy động

thêm được từ nguồn gửi của dân cư và mở rộng quan hệ với nhiều khách hàng mới,

trong đó có nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu với nước ngoài đã và đang đi vào hoạt

động trên địa bàn nên đã giúp ngân hàng đáp ứng được những nhu cầu về ngoại tệ. Nhìn chung, nguồn vốn ngoại tệ tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động

nhưng cả quy mô và tỷ trọng đều tăng dần. Tuy nhiên nguồn tăng trưởng từdân cư là

chính, tiền gửi thanh toán chỉ chiếm tỷ lệ thấp nên trong thời gian tới ngân hàng cần tìm kiếm khai thác thêm các khách hàng có nguồn ngoại tệ thanh toán nhằm tăng trưởng vốn ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu tín dụng ngoại tệ và tạo thuận lợi cho hoạt

động ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sơn Tây (Trang 60 - 68)