Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sơn Tây (Trang 79 - 80)

7. Kết cấu luận văn

2.4.1. Những kết quả đạt được

Cơ chế quản lý kế hoạch kinh doanh đã ban hành đầy đủ quy trình trong việc xây dựng, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉđạo điều hành và kiểm soát về kế hoạch huy

động vốn toàn hệ thống. Là công cụ điều hành hoạt động kinh doanh bao gồm hoạt

động huy động vốn trong toàn hệ thống và là cơ sởđểcân đối vốn, điều hành kế hoạch kinh doanh và xây dựng kế hoạch tài chính thể hiện ở việc quy định vai trò, trách nhiệm của Hội sở chính và Chi nhánh.

Cơ chế quản lý kế hoạch kinh doanh được thực hiện theo nguyên tắc tập trung thống nhất, việc lập kế hoạch huy động vốn được xuất phát từ nhu cầu của chi nhánh

và được định hướng theo mục tiêu chung nên cũng tương đối sát với tình hình thực tế. Kế hoạch huy động vốn được xây dựng, giao hàng năm cho các phòng và được chia ra tiến độ theo quý kế hoạch giúp chi nhánh thực hiện cân đối và có thể điều hòa vốn với Hội sở chính.

Bộ máy quản lý huy động vốn được thực hiện xuyên suốt. Phòng QLNB có nhiệm vụtham mưu đề xuất với Ban giám đốc chi nhánh thực hiện tốt các chỉ tiêu về huy động vốn được Hội sở chính giao.

Cơ cấu chức năng phân chia các nhiệm vụ rất rõ ràng, thích hợp với những lĩnh

vực, nhiệm vụ cụ thể, độc lập.

Việc quản lý chỉ tiêu nguồn vốn thống qua hệ thống KPA, giúp công tác quản lý,

điều hành kế hoạch được nhanh nhậy, kịp thời.

Công tác chỉ đạo được đổi mới theo hướng tăng cường, sâu sát từ chi nhánh đến các phòng nghiệp vụ; chỉđạo điều hành công tác huy động vốn linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, nâng cao vai trò chủđộng sáng tạo của các phòng nghiệp vụ; tạo

được sự đồng thuận thống nhất cao trong triển khai thực hiện; kỷcương, kỷ luật và ý thức trách nhiệm trong công tác huy động vốn tăng trưởng vốn qua các năm trên 10% đến 26% so với năm trước.

Kiểm soát huy động vốn :Công tác kiểm tra, kiểm soát về huy động vốn được

lãnh đạo chi nhánh đặc biệt quan tâm. Căn cứ vào đặc điểm chỉ tiêu kế hoạch được giao cho từng phòng nghiệp vụ, từng cán bộ và kết quả thực hiện được theo dõi kịp thời trên hệ thống KPA.

Kết quả của từng bộ phận, phòng nghiệp vụ liên quan đến huy động vốn được theo dõi, cập nhật ngày, tháng, quý, năm.

Hình thành được bộ phận theo” dõi, đánh giá kết quả huy động vốn để có thể phân tích, đánh giá những diễn biến của nguồn vốn, từđó đưa ra những biện pháp điều hành kịp thời.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sơn Tây (Trang 79 - 80)