7. Kết cấu luận văn
1.4. Bài học kinh nghiệm quản trị huy động vốn tiền gửi của một số chi nhánh
nhánh ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam
* Kinh nghiệm quản trị huy động vốn của NH M P Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) – Chi nhánh Hà Nội
Nắm bắt được xu thế phát triển của công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng, ngân hàng VCB đã và đang không ngừng tích cực đẩy mạnh gói sản phẩm “Tiền gửi trực tuyến”. Gửi tiết kiệm online được xem là phát minh vượt bậc của ngành ngân hàng khi ứng dụng sự phát triển công nghệ, là phương thức an toàn và mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và người gửi. Hiện nay, gửi tiết kiệm online nổi lênlà xu thế mới, được mọi người sử dụng rộng rãi. Khách hàng chỉ cần có tài khoản thanh toán mở tại VCB, đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến VCB-iB@nking là có thể tự tay chuyển tiền từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tiền gửi trực tuyến để hưởng lãi suất hấp dẫn.
Gói sản phẩm “Tiền gửi trực tuyến” của VCB có những ưu điểm vượt trội như: Tiết kiệm tối đa thời gian gửi tiền và tối đa hóa hiệu quả đồng vốn nhàn rỗi. Không phát sinh chi phí, an toàn và hiệu quả. Có thể tất toán online tài khoản tiền gửi trực tuyến và các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn khác mà không cần trực tiếp đến Vietcombank để thực hiện giao dịch. Lãi suất cao hơn so với gửi tiền tại quầy giao
dịch, thời gian gửi linh hoạt, VCB là một trong những ngân hàng được khách hàng đánh giá tốt về sản phẩm và chất lượng phục vụ.
* Kinh nghiệm quản trị huy động vốn của Ngân hàng ông Nam Á (SeaBank) – hi nhánh Hà Nội
Là ngân hàng có nhiều sản phẩm huy động phản ứng nhanh nhạy với thị trường nhất. Để thu hút nguồn tiền gửi nhàn rỗi ngắn hạn tạm thời không sử dụng của các cá nhân và tổ chức kinh tế,... Seabank đưa ra sản phẩm tiết kiệm thông minh. Theo đó khi khách hàng gửi sản phẩm này, tùy theo nhu cầu sử dụng, khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào với lãi suất được hưởng cao hơn lãi suất không kỳ hạn. Tiếp đó, trước tình hình biến động lãi suất quá nhanh trên thị trường, để tối ưu hóa lợi ích khách hàng
nhận được, Seabank đưa ra sản phẩm tiết kiệm lãi suất thả nổi floating. Trong kỳ hạn gửi tiền, khoản tiền gửi của khách hàng sẽ được ngân hàng tự động điều chỉnh tăng lãi suất khi lãi suất thị trường biến động. Chính nhờ những sản phẩm và sự phản ứng nhanh nhạy với thị trường mà nguồn vốn của Seabank luôn có sự tăng trưởng trong tình hình kinh tế khó khăn.
* Kinh nghiệm quản trị huy động vốn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam(Agribank) – Chi nhánh Sơn tây
Hiện nay Agribank đã giao chỉ tiêu kế hoạch cụ thểđến từng phòng/ban nghiệp vụ.
Trong đó tập trung đẩy mạnh và ổn định huy động vốn từdân cư, ngoài các sản phẩm TGTK truyền thống như TGTK có kỳ hạn, không kỳ hạn, rút gốc linh hoạt, trả lãi
trước,… bên cạnh đó còn một số dịch vụ khác như TGTK dự thưởng, tiết kiệm học
đường, tiết kiệm an sinh,… Hầu hết các sản phẩm này ngoài việc đảm bảo tính an toàn khi khách hàng gửi tiền tại ngân hàng thì chỉ mang lại lợi ích về lãi suất cho khách
hàng mà không đi kèm theo một số lợi ích khác, ví dụ như lợi ích liên quan trực tiếp
đến các sản phẩm dịch vụkhác mà ngân hàng đang cung cấp.
Về hiệu quả của huy động vốn, chi nhánh đã đạt được một số mặt: Nguồn vốn có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động; Nguồn vốn từdân cư tăng trưởng đều; Tuy vậy, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chếnhưchưa khai thác được các nguồn vốn tài trợ thương mại; chưa thực sự quan tâm chính sách khách hàng,.. Quy mô vốn dài hạn chưa ổn định do tiền gửi tiền tiết kiệm bậc thang (vốn kỳ hạn 24 tháng) lại
được rút bất kỳ thời điểm nào với lãi suất tương ứng với các bậc niêm yết trên sổ.
* Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng M P ầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)- Chi nhánh Sơn ây
Bài học quan trọng mà các NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam –Chi nhánh Sơn Tây nói riêng cần rút ra trong giai đoạn hiện nay đó là cần phải thường xuyên đổi mới và hoàn thiện chính mình. Chủ động mở rộng và đa dạng hoá các hình thức huy động, linh hoạt về lãi suất cũng như phương thức trả lãi (trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi định kỳ,…). Chủ động tìm kiếm khách hàng giúp mở rộng doanh số cho vay. Ngoài ra các NHTM cũng cần phát triển các loại sản phẩm
dịch vụ khác, đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, nhân viên đặc biệt là phải nâng cao chất lượng phục vụ trong các giao dịch nhận, gửi, chi trả, thanh toán nhằm tạo ấn tượng tốt với khách hàng.
- Phân cấp khách hàng: Qua việc phân cấp khách hàng, ngân hàng sẽ có chính sách sao cho thật phù hợp với đặc điểm và tính cách của từng nhóm khách hàng. Đối với từng nhóm khách hàng, ngân hàng nên chú trọng tập trung vào một số dịch vụ chủ yếu và khai thác hầu hết ở những dịch vụ đó.
- Đa dạng hóa sản phẩm: Qua nghiên cứu và phân khúc khách hàng, mỗi ngân hàng sẽ đưa ra các loại sản phẩm khác nhau để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, nên việc đa dạng hóa sản phẩm là yếu tố tất nhiên. Đa dạng hóa giúp ngân hàng
tiếp cận đượcnhiều đối tượng khách hàng hơn, nhiều sản phẩm với nhiều tính năng sẽ giúp khách hàng thấy thỏa mãn và hài lòng, đây chính là mục tiêu hướng tới của hệ thống ngân hàng.
- Nâng cao chất lượng công nghệ: Với số lượng khách hàng ngày càng nhiều và số lượng sản phẩm, dịch vụ ngày càng đa dạng, nếu không có công nghệ hỗ trợ thì ngân hàng không thể phát triển đi lên được. Sự hỗ trợ của công nghệ sẽ giúp ngân
hàng phát triển sản phẩm dịch vụ đa dạng, nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm được thời gian thực hiện các thao tác thủ công, từ đó năng suất và hiệu quả công việc cũng được nâng cao.
Mục tiêu quản trị huy động vốn của BIDV Sơn Tây là An toàn - Hiệu quả - Tăng trưởng. An toàn trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Hiệu quảmang ý nghĩ kinh tế xã hội.
Tăng trưởng phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế đất nước và chính sách tiền tệ của ngành.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG
TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SƠN TÂY 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Sơn Tây
2.1.1. Sơ lược về lịch sử phát triển của BIDV Sơn Tây
Ngan hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Viẹt Nam tiền than là Ngan hàng Kiến thiết Viẹt Nam, đuợc thành lạp theo Quyết định số 177/TTG ngày 26/04/1957 của Thủ
tuớng Chính Phủ, thay thế cho “Vụ cấp phát vốn kiến thiết co bản” với nhiẹm vụ chủ yếu là cấp phát, quản lý vốn xay dựng co bản từ nguồn Ngan sách cho tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã họi. phòng chuyên quản Sơn Tây thuộc ngân hàng Kiến thiết Hà Nội
(BIDV Sơn Tây nay) địa chỉ tại 191 Lê Lợi, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Năm 1965, đổi tên thành chi điểm số 6 của ngân hàng Kiến thiết Hà Nội. Năm 1982, ngân hàng sáp nhập về Hà Nội và trở thành chi nhánh của ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Nội (tiền thân của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam –
BIDV).
Từ năm 1993 trở đi, trực thuộc ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây.
Ngày 13/9/2006 Họi đồng quản trị - Ngan hàng Đầu tu và phát triển Viẹt Nam ra quyết định số 296/QĐ-HĐQT là chi nhánh cấp I trực thuộc quản lý điều hành trực tiếp ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Đến ngày 27 tháng 04 năm 2012 với việc chuyển đổi thành ngân hàng Thương mại cổ phần, BIDV Sơn Tây chính thức có tên gọi ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tâynhư hiện nay.
- Tên ngân hàng: Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt
Nam - Chi nhánh Sơn Tây.
- Tên tiếng Anh: Bank for Investment and Development of Vietnam (BIDV)
Sơn Tây branch.
- Trụ sở chính: Số 99 Phạm Ngũ Lão- phƣờng Lê Lợi- Tx Sơn Tây- Hà Nội.
hoạt động khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước.
Là một trong bốn ngân hàng thương mại lớn của trên địa bàn TX Sơn Tây, BIDV đã đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển chuyển đổi cơ cấu kinh tếởđịa phương
và các vùng kinh tế lân cận. BIDV Sơn Tây có 1 trụ sở chính ở 99 Phạm Ngũ Lão, phường Lê Lợi, TX Sơn Tây, TP Hà Nội và 06 phòng giao dịch: PGD Lê Lợi; PGD Nguyễn Thái Học, PGD Trung Sơn Trầm, PGD Xuân Khanh, PGD Ba Vì, PGD Phúc Thọ. Trụ sở BIDV Sơn Tây ngay khu vực trung tâm thị xã Sơn Tây, cách thủ đô Hà Nội 30km về phía Đông, giáp với khu kinh doanh buôn bán sầm uất Vĩnh Tường-Vĩnh Phúc 10km, giáp với các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất. Đây là vị trí tập trung nhiều cơ quan hành chính của thị xã, bên cạnh là chợ đầu mối Chợ Nghệ, tiểu thương buôn bán sầm uất...
Cơ sở vật chất khang trang, rộng rãi với hơn 10 quầy giao dịch, và 2 quầy tiếp đón khách hàng cùng 4 quầy giao dịch điện tử, phía trước cây ATM tại cửa ra vào phục vụ khách hàng có nhu cầu 24/24. Quầy giao dịch và các trang thiết bị, vật dụng đặt trên bàn giao dịch được sắp xếp gọn gạch, sạch sẽ cùng các ấn phẩm marketing quảng cáo cho các sản phẩm hoặc chương trình mới luôn được trưng bày.
Hoạt động kinh doanh của BIDV Sơn Tây luôn phải cạnh tranh với các tổ chức tín dụng và quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn như: Agribank, VCB, Techcombank,
Sacombank, MB, …. Nhưng được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng như sự đồng tình ủng hộ của chính quyền địa phương cùng sự nhất trí của tập thể cán bộ công nhân viên, ban lãnh đạo BIDV
Sơn Tây đã bám sát định hướng phát triển kinh tế địa phương, chỉ đạo điều hành hoạt động của chi nhánhhoàn thành kế hoạch được giao.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của BIDV Sơn Tây
Toàn chi nhánh có 103 cán bộ nhân viên độ tuổi trung bình là 40, đa phần cán bộ trong chi nhánh có trình độ đại học.
Chức nang, nhiẹm vụ các bọ phạn trong co cấu tổ chức:
- Ban lãnh đạo gồm: Giám đốc và 03 Phó giám đốc chịu trách nhiẹm điều hành mọi hoạt đọng kinh doanh của chi nhánh.
Hình 2.1: Bộ máy quản lý của BIDV Sơn Tây Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Khối QLKH Khối QLRR Khối quản lý nội ộ Khối tác nghiệp Khối trực thuộc Giám đốc Phòng KH cá nhân Phòng KH doanh nghiệp Phòng quản lý rủi ro Phòng quản lý nội bộ Phòng giao dịch khách hàng Phòng quản trị tín dụng PGD Xuân Khanh PGD Phúc Thọ PGD Nguyễn Thái Học PGD Trung Sơn Trầm PGD Thành Sơn PGD Ba Vì
Các khối trực thuộc: Khối trực thuộc, khối tác nghiệp, khối quản lý rủi ro, khối nội bộ, khối quản lý khách hàng.
- Phòng KHDN và phòng KHCN: với nhiẹm vụ là cho vay các doanh nghiẹp, cá
nhan, cho vay kinh tế họ gia đình, huy đọng vốn, thực hiẹn cung cấp các sản phẩm dịch vụ của ngan hàng cho khách hàng, xay dựng đề án và chiến luợc kinh doanh phù hợp. Đầu mối đề xuất cho vay các phuong án, dự án theo phan cấp ủy quyền.
- Phòng QLNB: làm nhiẹm vụ trực tiếp hạch toán kế toán nọi bọ, hạu kiểm các chứng từ phát sinh hàng ngày, theo dõi sự biến đọng về nguồn vốn – tài sản, hạch toán kinh tế theo các quy định về kế toán và thống ke, tu vấn cho Giám đốc chi nhánh và phân giao chỉ tiêu kế hoạch, đầu mối triển khai với các phòng nghiệp vụ… Quản lý các hoạt đọng nọi chính của ngan hàng nhu sắp xếp tổ chức cán bọ, bảo vẹ tài sản, sửa chữa tài sản, tiếp khách.
- Phòng QTTD, Phòng QLRR: Bọ phạn hỗ trợ hoạt đọng tín dụng, giám sát bọ phạn kinh doanh tác nghiẹp nhu: Lưu trữ hồ sơ khách hàng, thẩm định, đánh giá rủi ro, tạo hồ so giải ngan, quản lý tín dụng, đua ra các cảnh báo và giải pháp ứng xử khi xảy ra rủi ro trong cong tác tín dụng.
- Các PGD trực thuộc và phòng giao dịch khách hàng: Có chức năng cơ bản là kiểm ngân, bảo quản tiền và thực hiện các hoạt động thu chi tiền mặt trực tiếp với khách hàng, Đầu mối triển khai tiếp cận khách hàng và cung ứng các sản phẩm cho khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế như chuyển tiền, mở tài khoản, các sản phẩm dịch vụ bán lẻ như dịch vụ mở thẻ, thanh toán, thu đổi ngoại tệ, thanh toán quốc tế, huy động vốn, giải ngân tiền vay ...
Ban đầu BIDV Sơn Tây có 2 Phòng giao dịch là Phòng giao dịch Nguyễn Thái Học và Phòng giao dịch Trung Sơn Trầm, trong các năm hoạt động tiếp theo BIDV Sơn Tây đã mở rộng địa bàn hoạt động ra các huyện lân cận và thành lập thêm các phòng giao dịch, cụ thể:
Tháng 6/2007 thành lập PGD Thạch Thất (năm 2015 đã tách thành lập chi nhánh Thạch Thất riêng không trực thuộc BIDV Sơn Tây).
Tháng 5/2008 thành lập PGD Phúc Thọ.
Tháng 10/2009 thành lập PGD Thành Sơn. Tháng 03/2011 thành lập PGD Ba Vì.
Tháng 05/2015 tiếp nhận PGD Xuân Khanh (phòng giao dịch của Ngân hàng Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB) theo chủ trương của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV khi thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc sáp nhập ngân hàng Đồng Bằng Sông Cửu Long vào BIDV.
Mỗi bộ phận trong cơ cấu tổ chức của ngân hàng được trao quyền hạn và nhiệm vụ rõ ràng là mộtphần mắt xích quan trọng trong hoạt động của BIDVSơn Tây cùng phối hợp hoạt động nhịp nhàng nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng giao dịch với BIDV.
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây
2.2.1. Quy trình quản trị huy động vốn tiền gửi tại BIDV Sơn Tây
*. Xây dựng kế hoạch huy động vốn
Trên cơ sở chính sách phát triển kinh tế địa bàn kết hợp với mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn của toàn hệ thống; căn cứ vào mục tiêu tăng trưởng hoạt động của chi nhánh; căn cứ vào kết quả huy động vốn kỳ trước, thị phần huy động vốn trên địa bàn, chu kỳ tăng trưởng huy động vốn các năm trước, dự đoán xu hướng tăng trưởng nguồn vốn trong năm kế hoạch để xây dựng, phát triển nguồn vốn. Kế hoạch nguồn vốn huy động kèm với kế hoạch kinh doanh năm của chi nhánh được trình lên BIDV
chậm nhất là 25/12 năm trước năm kế hoạch theo chỉ đạo cụ thể của BIDV Hội sở.
- Thực hiện giao chỉ tiêu huy động vốn theo tháng, quý cho các phòng, các chi
nhánh khu vực căn cứ theo chỉ tiêu Hội sở chính giao cho chi nhánh, kế hoạch các đơn vị đã lập và khả năng huy động vốn của từng đơn vị.
- Xây dựng chính sách lãi suất phù hợp với chính sách tín dụng, chính sách khách hàng trong từng thời kỳ.
- Các biện pháp và công cụ huy động vốn phù hợp (mở rộng mạng lưới, chính sách nhân sự, chínhsách công nghệ, cơ sở vật chất, các hình thức huy động vốn, tiếp