Quy trình quản trị huy động vốn tiền gửi tại BIDV Sơn Tây

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sơn Tây (Trang 46 - 47)

7. Kết cấu luận văn

2.2.1. Quy trình quản trị huy động vốn tiền gửi tại BIDV Sơn Tây

*. Xây dựng kế hoạch huy động vốn

Trên cơ sở chính sách phát triển kinh tế địa bàn kết hợp với mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn của toàn hệ thống; căn cứ vào mục tiêu tăng trưởng hoạt động của chi nhánh; căn cứ vào kết quả huy động vốn kỳ trước, thị phần huy động vốn trên địa bàn, chu kỳ tăng trưởng huy động vốn các năm trước, dự đoán xu hướng tăng trưởng nguồn vốn trong năm kế hoạch để xây dựng, phát triển nguồn vốn. Kế hoạch nguồn vốn huy động kèm với kế hoạch kinh doanh năm của chi nhánh được trình lên BIDV

chậm nhất là 25/12 năm trước năm kế hoạch theo chỉ đạo cụ thể của BIDV Hội sở.

- Thực hiện giao chỉ tiêu huy động vốn theo tháng, quý cho các phòng, các chi

nhánh khu vực căn cứ theo chỉ tiêu Hội sở chính giao cho chi nhánh, kế hoạch các đơn vị đã lập và khả năng huy động vốn của từng đơn vị.

- Xây dựng chính sách lãi suất phù hợp với chính sách tín dụng, chính sách khách hàng trong từng thời kỳ.

- Các biện pháp và công cụ huy động vốn phù hợp (mở rộng mạng lưới, chính sách nhân sự, chínhsách công nghệ, cơ sở vật chất, các hình thức huy động vốn, tiếp

thị, Marketing quảng cáo...)

- Đối với khách hàng đặc biệt, các khách hàng tiềm năng tiển gửi, bộ phận tiếp thị lập kế hoạch chăm sóc khách hàng cũ, phát triển khách hàng mới...

- Lập bảng cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn gửi Ban giám đốc điều hành trên cơ sở điều hành vốn toàn chi nhánh và báo cáo Hội sở chính.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về huy động vốn.

* iều chỉnh chỉ tiêu huy động vốn

- Căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh, dự kiến thực hiện đến cuối năm, chi nhánh phân tích, đánh giá nguyên nhân khách quan, chủ quan và có văn bản trình Hội sở chính về điều chỉnh chỉ tiêu huy động vốn của chi nhánh trong quý, đặc biệt là vào cuối năm.

- Sau khi nhận được thông báo của Hội sở chính về kế hoạch điều chỉnh huy động vốn của chi nhánh, chi nhánh tổ chức triển khai thực hiện.

* ổng kết đánh giá kế hoạch huy động vốn

Chi nhánh đánh giá kế hoạch huy động vốn định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm, so sánh tiến độ thực hiện với các năm trước, phân tích mặt được, tồn tại, kinh nghiệm, đề xuất các biện pháp tăng cường huy động vốn; kiến nghị các giải pháp thực hiện, chuẩn bị xây dựng kế hoạch huy động vốn cho kỳ sau.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sơn Tây (Trang 46 - 47)