Xây dựng kế hoạch và chiến lược huy động vốn phù hợp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sơn Tây (Trang 88 - 91)

7. Kết cấu luận văn

3.3.1. Xây dựng kế hoạch và chiến lược huy động vốn phù hợp

* Lập kế hoạch huy động vốn

Trên cơ sở định hướng quản lý vốn trong giai đoạn 2021-2025 như trên, BIDV Sơn Tây cần đưa ra kế hoạch và chiến lược huy động vốn cụ thể và phù hợp.

Đối với kế hoạch quản lý huy động vốn, Ngân hàng cần xây dựng kế hoạch hợp lý với các đơn vị phòng kinh doanh trong chi nhánh. Kế hoạch được xây dựng dựa trên tổng hoà các yếu tố lợi thếđịa bàn, tiềm năng phát triển trong tương lai:

- Bộ phận nguồn vốn tổng hợp kết quả đạt được của ngân hàng trong năm trước, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới kết quả đó, loại bỏ những yếu tố bất thường, để có số liệu phải ánh đúng thực tế huy động vốnnhư PGD Trung Sơn Trầm nơi địa bàn tập trung nhiều cán bộ công nhân viên chức, bộ đội trí thức thì xây dựng chỉ tiêu huy

động vốn khác với PGD Xuân Khanh, Ba Vì nơi tập trung nhiều nông dân, học sinh do mỗi nơi sẽ có những thế mạnh riêng. Hay PGD Phúc Thọ và Trụ Sở chính ở Lê Lợi tập trung làng nghề và trung tâm thị xã buôn bán sầm uất thì định hướng phát triển hoạt

động bán lẻ phân giao theo tỷ lệ phù hợp với lợi thế của từng đơn vị thành viên nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Đánh giá thực trạng huy động vốn hiện tại của ngân hàng, nắm bắt những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác huy động vốn tại Chi nhánhnhư BIDV có địa điểm các PGD tương đối rộng khắp thuận tiện cho khách hàng giao dịch đây là lợi thế về quy mô, nguồn nhân lực trẻ có lòng nhiệt tình nhưng còn thiếu kinh nghiệm, lãi suất đã

cạnh tranh trên địa bàn hay chưa, mục tiêu kế hoạch nguồn vốn trong thời gian tới có cần gia tăng them nguồn huy động dài hạn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hơn và đồng thời định hướng trong thời gian tới chi nhánh sẽ có “khẩu vị” vào đối tượng khách hàng nào? Sản phẩm mục tiêu trong lợi thế địa phương và định hướng ưu tiên

của chi nhánh từ đấy xây dựng chiến lược dài hạn và ngắn hạn trong công tác huy

- Phân tích, dự báo thị trường huy động vốn tại địa bàn có các chi nhánh hoạt động hoặc tùy từng vùng miền trong năm tới. Nghiệp vụ này bao gồm các nội dung dự báo tình hình kinh tế vĩ mô, các chính sách về lãi suất, tỷ giá mà NHNN có thể đưa ra nhằm điều tiết thị trường.

- Kết hợp với kế hoạch sử dụng vốn của đơn vị đó để đưa ra kế hoạch huy động vốn với các chỉ tiêu cụ thể về quy mô, cơ cấu huy động vốn theo loại tiền, kỳ hạn và đối tượng.

Kế hoạch nguồn vốn là bước đệm, là tiền đề cho mọi hoạt động của ngân hàng. Xây dựng kế hoạch và chiến lược huy động và sử dụng vốn hợp lý sẽ góp phần hướng hoạt động này đi theo đúng quỹ đạo, phát huy được tiềm năng hiện có, nâng cao ưu thế cạnh tranh trên thị trường.

* Lựa chọn cơ cấu huy động vốn tối ưu

Xác định lựa chọn một cơ cấu huy động vốn hợp lý ngay từ giai đoạn lập kế

hoạch tạo tiền đề để ngân hàng thực hiện tốt công tác huy động vốn. Những câu hỏi

đặt ra là, trong kỳ kế hoạch ngân hàng cần tập trung huy động vốn kỳ hạn nào? loại tiền nào để tối thiểu hoá chi phí và phù hợp với xu thế chung. Như hiện nay nhiều ngân hàng khác rất thành công trên thị trường bán lẻ như cho vay tiêu dùng: Mua đất,

xây nhà, xe hơi … tiêu biểu phải kể đến trên địa bàn Sơn Tây như TPbank, Techcombank, MB bank… đây cũng là một xu thế chung của xã hội khi mà nhu cầu tất yếu của mỗi gia đình, cá nhân muốn được thỏa mãn các tiện ích tiêu dùng mà chưa có đủ nguồn lực thì đấy chính là mảnh đất màu mỡ cho BIDV Sơn Tây. Một cơ cấu

huy động tối ưu khi được xây dựng trên cơ sở dựbáo xu hướng phát triển của kinh tế- xã hội trong tương lai và khảnăng sẵn sàng gia nhập thịtrường đó như thế nào?

Huy động vốn và sử dụng vốn nên có sự tương ứng về kỳ hạn, loại tiền. Về

nguyên tắc cần thực hiện huy động vốn kỳ hạn nào thì cho vay kỳ hạn đó, huy động loại tiền nào thì cho vay loại tiền đó. Tuy nhiên điều đó gây ra sự cứng nhắc, có thể gây khó khăn cho hoạt động ngân hàng vì vậy cần có sự chuyển hoá kỳ hạn một cách hợp lý: khi ngân hàng trong điều kiện không đủ nguồn vốn trung dài hạn cho các dự án có thời gian dài thì có thể sử dụng cho vay bằng nguồn vốn ngắn hạn nhưng cần tăng

cường bù đắp nguồn vốn trung và dài hạn để ngăn ngừa rủi ro về kỳ hạn. Trong trường hợp huy động vốn không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay về loại tiền thì tuỳ từng điều kiện cụ thể, ngân hàng có thể quy đổi loại tiền huy động dư thừa để cho vay nhưng

phải có biện pháp ngăn ngừa rủi ro tỷ giá.

Chi nhánh cần thường xuyên phân tích quy mô, cơ cấu huy động vốn, kết hợp phân tích theo chiều dọc (tỷ trọng của từng loại vốn trong tổng nguồn vốn) và chiều ngang (sự biến động của nguồn vốn theo thời gian), đồng thời phân tích các yếu tốảnh

hưởng tới hoạt động huy động vốn trong từng thời kỳ để dự đoán về xu hướng tăng trưởng hay những khó khăn làm giảm sút nguồn vốn trong tương lai. Tiến hành đánh giá cơ cấu nguồn vốn dựa trên một số chỉ tiêu cơ bản như tính thanh khoản, khảnăng

cho vay trung dài hạn, khả năng chuyển đổi kỳ hạn nguồn vốn, tổng chi phí huy

động,…Tính cân xứng giữa nguồn vốn và sử dụng vốn là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng an toàn và có hiệu quả, thu lợi nhuận cao.

Huy động vốn nhất thiết phải gắn liền với sử dụng vốn. Một nguồn vốn dồi dào

ổn định là cơ sở vững chắc để hoạt động tín dụng được thực hiện một cách chủđộng, giảm rủi ro. Ngược lại, sự tăng trưởng tín dụng một mặt tạo ra những thách thức, có

lúc căng thẳng với quy mô nguồn vốn, mặt khác lại thúc đẩy, buộc bộ phận huy động vốn phải có những bước đổi mới mạnh mẽđể theo kịp sự phát triển của tín dụng và lúc

đó, hoạt động quản lý nguồn vốn mới thực sự có hiệu quả.

* Gắn liền việc huy động vốn với sử dụng vốn huy động

Trong hoạt động Ngân hàng hiện nay, muốn đạt hiệu quả cao trong kinh doanh thì phải bám sát vào nhu cầu thực tế để có những điều chỉnh kịp thời. Trong đó hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn là công việc chủ yếu và thường xuyên của bất kỳ Ngân hàng nào. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì ngân hàng luôn phải có kế hoạch cân đối được hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn để cho ngân hàng không bị động trong kinh doanh, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đảm bảo chi phí thấp nhất. Nguồn vốn huy động chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi nó được sử dụng đúng nơi, đúng lúc. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của công tác huy động vốn. Đồng thời, việc sử

dụng vốn có hiệu quả là cơ sở để ngân hàng mở rộng thực hiện huy động vốn về mặt kinh tế, sử dụng vốn có hiệu quả sẽ đảm bảo cho ngân hàng có khả năng trang trải chi phí cho những nguồn vốn huy động và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Ngoài ra còn tạo cơ sở để ngân hàng áp dụng các biện pháp kinh tế trong công tác huy động vốn sau này hơn nữa việc sử dụng vốn có hiệu quả còn thúc đẩy sự phát triển trong quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng của mình, tạo cho ngân hàng ngày càng có nhiều khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.

Quản lý huy động vốn có hiệu quả chính là một cách tạo vốn và phát triển vững chắc nhất. Do vậy, cùng với chiến lược huy động vốn, ngân hàng cần phải có chiến lược sử dụng vốn đúng đắn cho thời gian trước mắt và lâu dài một cách có hiệu quả và tiết kiệm. Hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn nên gắn bó với nhau theo các tỷ lệ đảm bảo an toàn về khả năng chi trả, tỷ lệ an toàn tối thiểu và tỷ lệ an toàn tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn hiện nay là 40% vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung dài hạn, tỷ lệ dự trữ tối đa cho vay đối với số dư tiền gửi theo quyết định của thống đốc NHNN và thực tế hoạt động kinh doanh của

ngân hàng.

Thực tế tại chi nhánh tỷ lệ cho vay trung hạn còn thấp chưa tương xứng với tiềm

năng của chi nhánh khi mà chi nhánh có nguồn huy động dài hạn chiếm tỷ lệtương đối lớn, nếu chi nhánh chú trọng hơn việc tăng cường cho vay trung dài hạn thì sẽ góp phần nâng cao hiêu quả kinh doanh và đòi hỏi chi nhánh cần xây dựng chiến lược, nguồn lực đểđạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sơn Tây (Trang 88 - 91)