3. Mục tiêu nghiên cứu
4.5.2. Kiểm định các giả thuyết về các thuộc tính nhân khẩu học
Để tiến hành kiểm định các giả thuyết, chúng tôi sử dụng kiểm định tham số trung bình hai mẫu độc lập T- test và phân tích phương sai một chiều. Phân tích này đòi hỏi thực hiện kiểm định về tính đồng nhất của các phương sai (kiểm định Leneve). Các kiểm định Phương sai về ảnh hưởng của các nhóm đến các biến phụ thuộc dự định hành vi.
Trong kiểm định Levene, chúng tôi đưa ra hai giả thuyết chung như sau: -H0: Các phương sai là bằng nhau
-H1: Có ít nhất một sự khác biệt giữa các phương sai
Ngưỡng thống kê được chọn là 0,05. Chúng tôi từ chối H0 nếu xác suất sai lầm dưới 0,05 (sai lầm loại I). Chúng ta chỉ có thể tiến hành các kiểm định Phương sai nếu giả thuyết H0 được chấp nhận.
Kiểm định Phương sai cho phép so sánh các giá trị trung bình của các nhóm. Để tiến hành kiểm định Phương sai, chúng tôi đề xuất hai giả thuyết chung như sau:
Dự định hành vi Thái độ
đối với HG
Thái độ đối với hậu quả XH Tính liêm chính
Tìm kiếm mới lạ
Ý thức giá trị
- H0: Không có sự khác biệt về dự định hành vi của người tiêu dùng đối với hàng giả thời trang dựa trên các đặc điểm nhân khẩu học.
- H1: Có sự khác biệt về dự định hành vi của người tiêu dùng đối với hàng giả thời trang dựa trên các đặc điểm nhân khẩu học.
Ngưỡng ý nghĩa thống kê được chọn là 0,05. Chúng tôi từ chối H0 nếu xác suất sai lầm dưới 0,05 (sai lầm loại I).
Giả thuyết H5.1: Có sự khác biệt dự định hành vi đối với hàng giả thời trang giữa nam và nữ.
Kết quả kiểm định Lenene Test cho giá trị Sig. = 0.922 lớn hơn mức ý nghĩa 5% nên có thể sử dụng tốt kết quả kiểm định T-test. Trên cơ sở kết quả kiểm định, giá trị Sig khi so sánh sự khác biệt dự định hành vi giữa đáp viên nam và nữ là 0.640, lớn hơn ngưỡng ý nghĩa 5%, do đó chấp nhận giả thuyết H0 tức là không có sự khác biệt dự định hành vi đối với hàng giả thời trang giữa nam và nữ. (Phụ lục B4.1).
Vì vậy, kết quả nghiên cứu đưa ra chưa đủ cơ sở để chấp nhận giả thuyết H5.1.
Giả thuyết H5.2: Có sự khác biệt giữa dự định hành vi đối với hàng giả thời trang giữa những người có độ tuổi khác nhau.
Kết quả kiểm định Levene Test cho giá trị Sig = 0.008 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% nên không thể sử dụng kết quả phân tích phương sai.
Vì vậy, kết quả nghiên cứu đưa ra chưa đủ cơ sở để chấp nhận giả thuyết H5.2.
Giả thuyết H5.3: Có sự khác biệt dự định hành vi với hàng giả thời trang giữa những người tiêu dùng có thu nhập khác nhau.
Kết quả kiểm định Levene Test cho giá trị Sig = 0.987 lớn hớn mức ý nghĩa 5% nên có thể sử dụng tốt kết quả phân tích phương sai. Trên cơ sở kết quả phân tích phương sai, giá trị Sig khi so sánh sự khác biệt về dự định hành vi giữa đáp viên có thu nhập khác nhau là 0.717, lớn hơn ngưỡng ý nghĩa 5%, do đó chấp nhận giả thuyết H0, tức là không có sự khác biệt về dự định hành vi đối với hàng giả thời trang giữa các nhóm thu nhập khác nhau (Phụ lục B4.1).
H5.3.
Giả thuyết H5.4: Có sự khác biệt dự định hành vi đối với hàng giả thời trang giữa những người có trình độ học vấn khác nhau.
Kết quả kiểm định Levene Test cho giá trị Sig = 0.461 lớn hớn mức ý nghĩa 5% nên có thể sử dụng tốt kết quả phân tích phương sai. Trên cơ sở kết quả phân tích phương sai, giá trị Sig khi so sánh sự khác biệt về dự định hành vi giữa đáp viên có trình độ học vấn khác nhau là 0.268, lớn hơn ngưỡng ý nghĩa 5%, do đó chấp nhận giả thuyết H0, tức là không có sự khác biệt về dự định hành vi đối với hàng giả thời trang giữa các đáp viên có trình độ học vấn khác nhau (Phụ lục B4.1).
Vì vậy, kết quả nghiên cứu đưa ra chưa đủ cơ sở để chấp nhận giả thuyết H5.4.