3. Mục tiêu nghiên cứu
4.1.3. Đánh giá dữ liệu thang đo
Sau khi thực hiện mô tả dữ liệu thang đo, nghiên cứu tiến hành đánh giá dữ liệu thang đo thông qua việc kiểm định T đối với tham số trung bình các thang đo để xem xét độ phân tán giá trị trung bình cũng như tạo điều kiện phân tích thuận lợi và chính xác hơn với giả thuyết và đối thuyết trong trường hợp kiểm định đối xứng (2 đuôi):
Giả thuyết H0: μ = μ0
Đối thuyết H1: μ ≠ μ0
Với mức ý nghĩa 5%, nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định T-student đối với tham số trung bình tổng thể.
Nếu giá trị Sig. ≤ 5% thì kết luận bác bỏ H0, chấp nhận H1.
Nếu giá trị Sig. > 5% thì kết luận chưa có cơ sở để bác bỏ H0 tức chưa có đủ cơ sở để chấp nhận H1.
Bảng 4.9 : Phân tích dữ liệu thang đo
Thang đo Thống kê mô tả One-sample T-test
Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị kiểm định Sig. Tính liêm chính 3.84 0.75 3.9 0.26 Tìm kiếm sự mới lạ 3.27 0.83 3.3 0.53 Ý thức giá trị 3.79 0.73 3.8 0.87 Nhạy cảm đạo đức 3.62 0.73 3.6 0.74 Thái độ 2.30 0.63 2.3 0.92 Dự định hành vi 2.83 0.76 2.8 0.55
Dựa vào bảng 4.9, tất cả các kiểm định T đối với các tham số trung bình của các thang đo đều có Sig.> 0.05, chứng tỏ chưa đủ cơ sở để bác bỏ H0, tức là các giá
trị kiểm định không khác giá trị trung bình nhiều. Đồng thời, độ lệch chuẩn của các thang đo đều nhỏ, chứng tỏ các đánh giá của người tiêu dùng có mức độ phân tán quanh giá trị trung bình thấp. Điều này giúp các phân tích các đánh giá thang đo được thực hiện dễ dàng hơn.
Đối với đặc trưng liêm chính, các đáp viên của nghiên cứu có những đánh giá cao khi kết quả phân tích chung rơi vào mức 3.9. Điều này chứng tỏ các đáp viên ý thức cao về sự trung thực, sự tôn trọng người khác.
Yếu tố tìm kiếm sự mới lạ chỉ nhận được đánh giá tương đối đồng ý từ người tiêu dùng khi mức điểm đánh giá chung rơi quanh mức 3.3. Như vậy, có thể nói rằng, các đáp viên vẫn chưa xem trọng đến yếu tố mới lạ trong điều kiện tiêu dùng hiện nay mặc dầu thống kê mô tả ở phần trên cho ta thấy người tiêu dùng vẫn đánh giá đồng ý tương đối cao ở chỉ báo “ thích sự mới lạ và khác biệt”.
Ngoài ra yếu tố ý thức giá trị của đáp viên là yếu tố nhận được sự đánh giá có khuynh hướng rõ ràng hơn khi có mức điểm khá cao 3.8. Điều này chứng tỏ các đáp viên có khuynh hướng quan tâm đến việc trả giá làm sao thấp hơn nhưng chất lượng vẫn được đảm bảo khi quyết định mua một sản phẩm. Mức thu nhập trung bình khá hiện nay của người dân Đà Nẵng theo thống kê mô tả mẫu có thể là một giải đáp dễ hiểu cho phân tích này.
Với hàng giả - một sản phẩm liên quan đến vấn đề đạo đức, người tiêu dùng vẫn có những đánh giá về sự nhạy cảm đạo đức này ở mức tương đối cao 3.6, chứng tỏ mặc dù họ nhận thức được những vấn đề đạo đức liên quan đến hàng giả như: mức độ gây hại, khả năng gây hại, thời gian gây hại của hàng giả…nhưng khuynh hướng này chưa thực sự rõ rệt; một bộ phận người tiêu dùng vẫn còn thờ ơ với vần đề này. Ngoài ra, trong thống kê mô tả thang đo, nhiều đáp viên cho rằng tác hại hàng giả còn khá xa vời không liên quan trực tiếp đến họ vì vậy họ có thể chấp nhận mua hàng giả.
Yếu tố thái độ đối với hàng giả có mức đánh giá chung thấp nhất với mức điểm đánh giá trung bình 2.3 và người tiêu dùng lệch về hướng không đồng ý với các nhận định được đưa ra. Điều này chứng tỏ thái độ của những đáp viên về hàng giả là không mấy tích cực mặc dầu theo phân tích ở phân trên cho thấy thái độ vẫn
chưa thực sự rõ ràng giữa các đáp viên. Phải chăng hàng giả chưa thực sự là mối quan tâm lớn của họ hoặc có thể là do tính chất nhạy cảm của vấn đề được phỏng vấn nên kết quả chưa thực sự rõ rệt. Tuy nhiên, dự định hành vi của người tiêu dùng đối với hàng giả lại tích cực hơn thái độ với mức đánh giá trung bình 2.8 mặc dầu kết quả này không cho thấy được ý định rõ rệt của người tiêu dùng. Điều này lại một lần nữa có thể thấy người tiêu dùng chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này.