Phân tích nhân tố khám phá cho thang đo Thái độ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng đối với hàng nhái hàng giả (Trang 69 - 71)

3. Mục tiêu nghiên cứu

4.3.1.Phân tích nhân tố khám phá cho thang đo Thái độ

Kiểm định Barlett và đo lường sự thích hợp của dữ liệu:

Kết quả phân tích bảng cho thấy, giá trị KMO = 0.684 > 0.5, kiểm định Barlett có Chi-square = 465.498, df = 36 với p(chi-square, df) = 0.000 < 0.05. Đồng thời, đo lường sự tương thích của dữ liệu (MSA) với tất cả giá trị trên đường chéo đều lớn hơn 0.5 nên khẳng định dữ liệu là thích hợp để phân tích nhân tố.

Số lượng nhân tố rút trích:

Trong biểu thể hiện tổng phương sai trích (Total Variance Explained) cho thấy có thể rút trích từ 9 items thành 2 nhân tố có giá trị riêng eigenvalue lớn hơn hoặc bằng 1, với phương sai tích lũy bằng 52.211% thỏa mãn điều kiện phương sai tích lũy ≥ 50%.

Sử dụng phép quay Varimax, kích thước mẫu n = 220, với việc thiết đặt các thông số như phân tích hướng dẫn SPSS cho phân tích nhân tố, kết quả đã ẩn các hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.35 và sắp xếp thứ tự giảm dần của hệ số tải. Cần phải kiểm tra hệ số commomunalities (nhỏ hơn 0.5), các giá trị hệ số tải nhân tố (nhỏ hơn 0.35), các across-loading (nhỏ hơn 0.35). Lần lượt loại bỏ các items không thỏa mãn điều kiện, kết quả cho thấy, so với kết quả ở biểu Total Variance Explained thực hiện lần đầu có 2 nhân tố được rút trích, thì kết quả phân tích nhân tố cho thấy vẫn 2 nhân tố được rút trích, 2 nhân tố giải thích được 60.226% tổng phương sai cho 8 items.

Bảng 4.17: Kết quả EFA cho thang đo Thái độ

Items Nhân tố 1 2 TD3 0.788 TD1 0.732 TD2 0.691 TD9 0.637 TD8 0.612 TD6 0.886 TD7 0.845 KMO = 0.641 Sig. = 0.000 Đặt tên biến:

• Nhân tố thứ nhất bao gồm các chỉ báo “Hàng giả có các công dụng như hàng thật”, “Hàng giả có độ tin cậy như hàng thật”, “Hàng giả có chất lượng tương đương như hàng thật”, “Tôi cảm thấy dễ chịu khi sử dụng hàng giả” và “Tôi chấp nhận hàng giả đang bày bán trên thị trường” mang đặc điểm của việc cảm nhận các đặc tính về hàng giả thời trang của người tiêu dùng khiến cho họ cảm thấy dễ dàng chấp nhận hàng giả hay không nên đặt tên là “Thái độ đối với hàng giả”.

• Nhân tố thứ hai bao gồm các chỉ báo “Người mua hàng giả thời trang có thể không làm tổn thương ngành công nghiệp thời trang” và “Người mua hàng giả thời trang có thể không gây hại đến lợi ích và quyền hợp pháp của nhà sản xuất chân

chính” mang đặc điểm của việc cảm nhận đến những hậu quả xã hội mà việc mua hàng giả gây ra nên đặt tên là “Thái độ đối với hậu quả xã hội”.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng đối với hàng nhái hàng giả (Trang 69 - 71)