Kiểm định các giả thuyết H4.1 và H4.2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng đối với hàng nhái hàng giả (Trang 81 - 83)

3. Mục tiêu nghiên cứu

4.5.1.4. Kiểm định các giả thuyết H4.1 và H4.2

Thực hiện phân tích hồi quy với các biến “Thái độ đối với hàng giả” (TDhanggia) và “Thái độ đối với hậu quả xã hội” (TDhauquaxh) với một biến phụ thuộc “Dự định hành vi” (DDhanhvi) để kiểm định các giả thuyết H4.1, H4.2:

Kết quả từ phân tích phương sai cho thấy kiểm định F = 44.412 với giá trị sig là 0.000 < 0.05 chứng tỏ mô hình hồi quy tuyến tính bội xây dựng phù hợp với tập dữ liệu. Phân tích hồi quy cho thấy trong mô hình hồi quy hoàn chỉnh, chỉ có biến TDhanggia đạt mức ý nghĩa 5% với giá trị Sig tương ứng là 0.000 (<0.05), trong khi đó, giá trị Sig của biến TDhauquaxa > 0.05 cho phép chấp nhận giả thuyết H0 tức là không có mối liên hệ giữa thái độ đối với hậu quả xã hội của hàng giả thời trang với dự định hành vi hàng giả thời trang. Phương trình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa biến độc lập TDhanggia với biến phụ thuộc DDhanhvi được thể hiện qua biểu thức sau:

DDhanhvi = 0.552*TDhanggia + ei

Mô hình hồi quy có hệ số Beta của TDhanggia dương cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa biến độc lập “Thái độ đối với hàng giả” với biến phụ thuộc “Dự định hành vi”. Theo đó, ta chấp nhận giả thuyết H4.1 và bác bỏ giả thuyết H4.2 với mức ý nghĩa là 5%.

Về độ thích hợp của mô hình, hệ số R2 hiệu chỉnh đạt 0.309 cho thấy mối quan hệ trung bình giữa các biến; nói cách khác, nhân tố thái độ đối với hàng giả sẽ giải thích 30.9% sự biến động của dự định hành vi của người tiêu dùng đối với hàng giả thời trang.

Đồng thời, kết quả cho thấy hệ số chấp nhận Tolerance đạt trên 0.01, hệ số phóng đại phương sai VIF của từng nhân tố nhỏ hơn < 2 chứng tỏ mô hình hồi quy không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến.

Hệ số Durbin-Watson cũng đạt 2.318 cho thấy không có tương quan phần dư. Điều này có ý nghĩa là mô hình hồi quy không vi phạm giả định về tính độc lập của sai số.

Biểu đồ phân tán giữa các phần dư và các giá trị dự đoán mà mô hình hồi quy tuyến tính cho thấy các giá trị phần dư phân tán một cách ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường đi qua tung độ 0, không theo một quy luật nào cụ thể chứng tỏ rằng giả định về liên hệ tuyến tính không bị vi phạm.

Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa cho thấy phân phối của phần dư xấp xỉ chuẩn (trung bình bằng 0 và độ lệch chuẩn gần bằng 1) nên có thể kết luận rằng giả định về phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Đúng như mong đợi và dự đoán của người nghiên cứu, thái độ của người tiêu dùng đối với hàng giả thời trang có ảnh hưởng mạnh đến dự định hành vi của họ. Điều này phù hợp với hai lý thuyết cơ sở đã được nêu ở chương 2. Tuy nhiên, thái độ của người tiêu dùng đối với hậu quả xã hội do hàng giả thời trang gây ra lại không có tác động đến dự định hành vi. Điều này có thể là do đánh giá của người tiêu dùng đối với hậu quả xã hội gây ra bởi hàng giả thời trang vẫn còn chưa được rõ ràng và một bộ phận người tiêu dùng vẫn chưa nhận thức hết được ảnh hưởng xấu của hàng giả thời trang gây ra cho xã hội.

Dựa trên các kết quả kiểm định hồi quy, ta xây dựng được mô hình đo lường mới với hướng tác động như sau:

Hình 4.3: Kết quả mô hình nghiên cứu chính thức (-) (-) (+) (+) (+) (-) (-) (-)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng đối với hàng nhái hàng giả (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)