Mô tả dữ liệu thang đo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng đối với hàng nhái hàng giả (Trang 57 - 63)

3. Mục tiêu nghiên cứu

4.1.2. Mô tả dữ liệu thang đo

Thang đo trong nghiên cứu được chia làm năm mức độ: rất không đồng ý, không đồng ý, bình thường, đồng ý và rất đồng ý. Người nghiên cứu sẽ chia thành 5 khoảng: 1-1.5 được xem như hoàn toàn không đồng ý, 1.5-2.5 là có đồng ý nhưng rất ít, 2.5-3.5 là tương đối đồng ý, 3.5-4.5 là đồng ý và trên 4.5 thể hiện mức độ hoàn toàn đồng ý. Sau đó sẽ so sánh đánh giá trung bình của các nhân tố. Khoảng 3.5-5 được xem là mức độ đánh giá cao, biểu thị mức độ đồng ý cao của đáp viên trong khi đó khoảng 1-1.5 sẽ là đánh giá thấp của đáp viên. Lưu ý rằng tương đối đồng ý ở đây là chỉ mức độ trung bình giữa sự đồng ý và không đồng ý, khác hẳn với ý nghĩa không có ý kiến hay trung lập.

4.1.2.1. Thang đo Tính liêm chính

Bảng 4.3: Mô tả thang đo Tính liêm chính

1 2 3 4 5

TB đánh

giá

Tôi coi trọng tính trung thực

N 0 12 60 78 70

3.94

% 0.0 5.5 27.3 35.5 31.8

Tôi coi trọng sự tôn trọng người khác

N 0 16 49 88 67

3.94

% 0.0 7.3 22.3 40.0 30.5

Tôi ngưỡng mộ những người đáng tin cậy N 0 22 54 82 62 3.84 % 0.0 10.0 24.5 37.3 28.2 Tôi coi trọng sự tự chủ N 0 29 62 83 46 3.66 % 0.0 13.2 28.2 37.7 20.9

Dựa vào bảng mô tả, ta có thể thấy rằng mức độ đồng ý về Tính liêm chính nhân ở mức trên 3.5, cho thấy mức độ đồng ý cao của các đáp viên đối với thang đo này. Trong đó, đáp viên đánh giá cao tính trung thực và sự tôn trọng người khác. Qua đó ta có thể thấy được ý thức về sự trung thực, tôn trọng người khác của các đáp viên là tương đối cao.

4.1.2.2. Thang đo Tìm kiếm sự mới lạ

Bảng 4.4: Mô tả thang đo Tìm kiếm sự mới lạ

1 2 3 4 5

TB đánh

giá

Tôi luôn là người đầu tiên dùng thử sản phẩm mới

N 10 69 85 33 23

2.95

% 4.5 31.4 38.6 15.0 10.5

Tôi muốn là người theo kịp thời trang

N 11 48 84 43 34

3.19

% 5.0 21.8 38.2 19.5 15.5

Tôi khát khao sở hữu nhiều sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng N 10 47 74 49 40 3.28 % 4.5 21.4 33.6 22.3 18.2 Tôi thích mua những sản phẩm mới và khác biệt N 4 14 88 66 48 3.64 % 1.8 6.4 40.0 30.0 21.8

Qua bảng mô tả, ta có thể thấy mức độ đồng ý về Tìm kiếm sự mới lạ của các đáp viên tương đối không đồng đều giữa các biến. Trung bình đánh giá của các biến “Ưu tiên thử sản phẩm mới”, “Theo kịp thời trang” và “Sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng” đều nằm trong khoảng từ 3 đến dưới 3.5, thể hiện sự có đồng ý nhưng chỉ ở mức tương đối của các đáp viên. Trong khi đó, biến “Sản phẩm mới và khác biệt” lại đạt giá trị trung bình là 3.64, lớn hơn 3.5, thể hiện sự đồng ý ở mức độ khá cao.

Sự khác biệt đó có thể được hiểu là do người Việt Nam có đặc điểm là không quá coi trọng việc mình phải là người đi tiên phong hay bắt kịp các xu hướng thời trang, cũng như quá coi trọng các thương hiệu thời trang nổi tiếng. Điều này có thể được lý giải là do mức sống của người dân Việt Nam nói chung hay người Đà Nẵng nói riêng vẫn còn chưa cao, nên việc đi tiên phong hay bắt kịp các xu hướng thời trang, sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng đối với họ là không quan trọng. Tuy nhiên, họ lại khá ưa thích sự mới lạ và khác biệt, là thứ có thể đạt được mà không nhất thiết phải là qua những thứ đắt tiền như các sản phẩm có thương hiệu cao cấp.

4.1.2.3. Thang đo Ý thức giá trị

Bảng 4.5: Mô tả thang đo Ý thức giá trị

1 2 3 4 5

TB đánh

giá

Tôi quan tâm giá thấp nhưng cũng quan tâm chất lượng sản phẩm

N 4 6 39 89 82

4.09

% 1.8 2.7 17.7 10.5 37.3

Tôi thường so sánh giá cả của những thương hiệu khác nhau để chắc mình nhận được giá trị tốt nhất

N 6 22 39 85 68

3.85

% 2.7 10.0 17.7 38.6 30.9

Khi mua một sản phẩm, tôi luôn cố gắng tối đa hóa chất lượng nhận được so với số tiền đã bỏ ra

N 4 15 64 76 61

3.80

% 1.8 6.8 29.1 34.5 27.7

Khi mua một sản phẩm, tôi muốn đảm bảo đồng tiền mình bỏ ra là xứng đáng

N 5 9 33 71 102

4.16

% 2.3 4.1 15.0 32.3 46.4

Tôi thường thăm dò giá ở các cửa hàng khác nhau để mua được giá thấp hơn nhưng phải đảm bảo chất lượng

N 4 27 46 88 55

3.74

% 1.8 12.3 20.9 40.0 25.0

Tôi thường so sánh giá cả giữa những thương hiệu tôi hay mua

N 3 47 60 75 35

3.42

% 1.4 21.4 27.3 34.1 15.9

Tôi luôn kiểm tra giá cả trên thị trường để chắc mình nhận được giá cả tốt nhất

N 8 33 67 68 44

3.49

% 3.6 15.0 30.5 30.9 20.0

Như ta đã thấy qua bảng thống kê mô tả, giá trị trung bình của các biến là tương đối đồng đều, nằm trong khoảng 3.5-4.5 biểu thị mức độ đồng ý cao của các đáp viên. Người tiêu dùng thực sự quan tâm đến yếu tố giá cả, chất lượng cũng như giá trị của sản phẩm mình mua mang lại. Điều này phù hợp với tâm lý của đại đa số người tiêu dùng khi luôn mong muốn nhận được giá trị tốt nhất mà sản phẩm mang lại với giá cả thích hợp thậm chí càng thấp càng tốt.

4.1.2.4. Thang đo Nhạy cảm đạo đức

Bảng 4.6: Mô tả thang đo Nhạy cảm đạo đức

1 2 3 4 5

TB đánh

giá

Hàng giả gây tác hại lớn cho xã hội

N 5 22 44 75 74

3.87

% 2.3 10.0 20.0 34.1 33.6

Hàng giả có nhiều khả năng gây hại cho xã hội

N 2 29 37 89 63

3.83

% 0.9 13.2 16.8 40.5 28.6

Hàng giả gây hại ngay tức thì N 12 69 57 60 22

3.05

% 5.5 31.4 25.9 27.3 10.0

Hàng giả có thể gây hại cho nhiều người

N 4 37 58 77 44

3.55

% 1.8 16.8 26.4 35.0 20.0

Làm hàng giả có thể sai trái N 5 20 34 51 110

4.10

% 2.3 9.1 15.5 23.2 50.0

Người quen bán hàng giả cho mình là sai trái

N 5 19 92 66 38

3.51

% 2.3 8.6 41.8 30.0 17.3

Người xa lạ bán hàng giả cho mình là sai trái

N 8 34 85 45 48

3.41

% 3.6 15.5 38.6 20.5 21.8

Thông qua bảng mô tả ta có thể thấy được hầu hết mức độ đồng ý của các đáp viên đối với các chỉ báo trong thang đo Nhạy cảm đạo đức đều có mức đánh giá khá cao từ 3.5-4.0. Điều này cho thấy người Việt Nam phần nào nhận thức được rõ rằng hàng giả cũng như việc làm hàng giả là sai trái, gây hại cho xã hội. Tuy nhiên, chỉ báo “Hàng giả gây hại ngay tức thì” lại có mức độ tương đối đồng ý, tức là 3.05. Qua đó, ta có thể thấy được rằng đối với các đáp viên, nguy cơ về hàng giả là còn tương đối xa vời và chưa chắc chắn. Điều này có thể được lý giải là do người Việt Nam có thể ít quan tâm đến các vấn đề về đạo đức nếu vấn đề đó không quá nghiêm trọng hay là “chuyện của người khác” và họ có khả năng bỏ qua nếu việc đó đem lại lợi ích cho mình.

4.1.2.5. Thang đo Thái độ

Bảng 4.7: Mô tả thang đo Thái độ

1 2 3 4 5

TB đánh

giá

Hàng giả có độ tin cậy như hàng thật

N 55 122 29 10 2

2.00

% 25.0 55.5 13.2 4.5 0.9

Hàng giả có chất lượng tương đương hàng thật N 81 110 25 3 1 1.79 % 36.8 50.0 11.4 1.4 0.5 Hàng giả có các công dụng như hàng thật N 38 81 48 49 2 2.52 % 17.3 36.8 21.8 22.3 0.9

Hàng giả xứng đáng với giá tiền của nó

N 16 31 81 75 14

3.18

% 7.3 14.1 36.8 34.1 6.4

Làm hàng giả có thể không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

N 52 52 59 34 5

2.45

% 23.6 23.6 26.8 15.5 2.3

Mua hàng giả có thể không làm tổn thương ngành công nghiệp thời trang

N 62 60 57 16 8

2.25

% 28.2 37.3 25.9 7.3 3.6

Mua hàng giả có thể không gây hại đến lợi ích và quyền của nhà sản xuất chân chính

N 51 82 49 18 9

2.29

% 23.2 37.3 22.3 8.2 4.1

Cản thấy dễ chịu khi sử dụng hàng giả

N 36 80 74 21 2

2.40

% 16.4 36.4 33.6 9.5 0.9

Có thể chấp nhận hàng giả đang bày bán trên thị trường

N 26 55 88 45 4

2.75

% 11.8 25.0 40.0 20.5 1.8

Thang đo Thái độ nhằm tìm hiểu thái độ của người tiêu dùng đối với hàng giả thời trang. Phần lớn các biến đều có đánh giá trung bình nằm trong khoảng 1.5 - 2.5, tức là chỉ đồng ý chút ít, cho thấy sự nhìn nhận và cảm giác tương đối tiêu cực của người tiêu dùng đối với hàng giả. Tuy nhiên, biến “Hàng giả xứng đáng với giá tiền của nó” và “Chấp nhận hàng giả đang bày bán trên thị trường” có mức đánh giá trung bình lớn hơn 2.5 và nhỏ hơn 3.5, thể hiện sự tương đối đồng ý của các đáp viên. Trong khi đó, những người được hỏi đều là những người có biết và từng mua

hàng giả, qua đó chúng ta có thể hiểu được dù người tiêu dùng có cái nhìn và cảm giác không được tốt về hàng giả thời trang, họ vẫn có thể tương đối chấp nhận nó vì cho rằng nó rẻ và với mức giá đó, chất lượng như vậy là phù hợp dù nó không tốt như hàng thật. Điều này cho thấy đánh giá của người tiêu dùng đối với hàng giả thời trang nhìn chung là khá thấp và thực sự chưa được rõ ràng.

4.1.2.6. Thang đo Dự định hành vi

Bảng 4.8: Mô tả thang đo Dự định hành vi

1 2 3 4 5

TB đánh

giá

Tôi sẵn sàng có đánh giá tốt về loại hàng giả mà tôi cảm thấy vừa ý trước mọi người

N 15 43 85 73 4

3.04

% 6.8 19.5 38.6 33.2 1.8

Tôi sẵn lòng giới thiệu những hàng giả mà tôi thấy vừa ý cho người khác

N 13 58 91 57 1

2.89

% 5.9 26.4 41.4 25.9 0.5

Tôi sẽ khuyến khích bạn bè, người thân mua hàng giả mà tôi thấy vừa ý

N 29 74 75 38 4

2.61

% 13.2 33.6 34.1 17.3 1.8

Khi mua sắm, hàng giả có thể là một lực chọn của tôi

N 29 50 80 54 7

2.82

% 13.2 22.7 36.4 24.5 3.2

Tôi vẫn có thể mua hàng giả mà tôi thấy phù hợp trong thời gian tới

N 6 57 79 72 6

3.07

% 2.7 25.9 35.9 32.7 2.7

Ngay cả khi giàu có, tôi vẫn có thể mua hàng giả mà tôi thấp phù hợp

N 27 52 83 51 7

2.81

% 12.3 23.6 37.7 23.2 3.2

Ngay cả khi bị phản đối, tôi vẫn có thể mua hàng giả mà tôi thích

N 32 78 60 49 1

2.59

% 14.5 35.5 27.3 22.3 0.5

Thang đo Dự định hành vi thể hiện ý định của người tiêu dùng đối với hàng giả thời trang. Qua bảng mô tả, ta thấy rằng mức đánh giá trung bình của các biến đều nằm trong khoảng 2.5-3.0, cho thấy sự tương đối đồng ý với các nhận định tích cực đối với hàng giả trên. Điều này cho thấy các ý định mua tương đối tích cực hơn so với thái độ của người tiêu dùng đối với hàng giả. Tuy vậy, các đánh giá trung

bình của các biến dao động khá cao. Thêm vào đó, các ý kiến đánh giá cũng phân tán rải rác chủ và phần lớn tập trung xung quanh mức độ “Bình thường” . Từ đó, có thể thấy rằng dự định hành vi của những người được hỏi đối với hàng giả thời trang vẫn chưa thực sự rõ ràng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng đối với hàng nhái hàng giả (Trang 57 - 63)