Quan điểm, chính s ch của Hoa Kỳ về vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế:

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại việt nam – hoa kỳ trong giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 28)

Những năm gần đây Hoa Kỳ liên tục thể hiện rõ quan điểm phản đối hội nhập kinh tế quốc tế bằng một loạt các chính sách thương mại cứng rắn với các nước đối tác thương mại. Hoa Kỳ đã liên tiếp rút ra khỏi các thỏa thuận song phương và đa phương quốc tế như thỏa thuận hạt nhân với Iran hay hiệp định về biến đổi khí hậu Paris, hiệp định TPP. Đáng chú ý, tổng thống Trump cam kết đàm phán lại Hiệp định thương mại tự do Bắc Hoa Kỳ (NAFTA) ký kết với Canada, Mexico và coi đây là thỏa thuận thương mại tồi tệ nhất mà Hoa Kỳ từng ký kết; mặt khác Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) cũng đang phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ ở cả hai phía Hoa Kỳ và EU.

Hoa Kỳ hiện đang rút lui về chủ nghĩa song phương hướng về bảo hộ bởi chính quyền và cho rằng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế với các thỏa thuận thương mại đã gây ra tình trạng mất việc làm trong lĩnh vực sản xuất, thâm hụt thương mại và đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các đối tác thương mại hàng đầu của nước này như Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Mexico. Trong ngắn hạn, Hoa Kỳ sẽ đưa ra các biện pháp tăng thuế có chủ đích ví dụ đối với thép nhập khẩu, cũng như các hình phạt chống bán phá giá nặng, hạn chế thương mại quy mô lớn để đối phó với việc thao túng tiền tệ của Trung Quốc, Đức và Nhật Bản. Bảo hộ thương mại đỉnh điểm hiện nay là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nổ ra khi Hoa Kỳ áp thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu trị giá 34 tỷ USD từ Trung Quốc.

Trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay Hoa Kỳ chủ trương đàm phán và thúc đẩy các hiệp định thương mại song phương thay vì đa phương nhằm phát huy lợi thế của quốc gia này để gia tăng lợi ích trong thương mại quốc tế; thúc đẩy xu hướng gia tăng bảo hộ và sẵn sàng tăng thuế nhập khẩu đối với mặt hàng mà Hoa Kỳ có lợi thế để bảo vệ sản xuất trong nước. Nnhững chính sách thương mại mà Hoa Kỳ đưa ra trong những năm gần đây đã tác động mạnh mẽ đến quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đặc biệt là trong hoạt động xuất nhập khẩu; cụ thể việc Hoa Kỳ rút ra khỏi Hiệp định TPP đã khiến cho hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường này khó khăn hơn và ảnh hưởng xấu tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Hoa Kỳ hoạt động tại Việt Nam. Trong thời gian qua Hoa Kỳ triển khai nhiều chính sách thương mại khắt khe với tất cả đối tác, trong đó quốc gia này là nước điều tra chống bán phá giá nhiều nhất với Việt Nam (13 vụ). Hoa Kỳ đồng thời là nước có tỷ lệ áp thuế chống bán phá giá cao nhất với hàng xuất khẩu của Việt Nam với các mặt hàng bị điều tra chủ yếu là sắt, thép, sợi, da giày, các sản phẩm cao su... Đối với chống trợ cấp, Hoa Kỳ tiếp tục là nước điều tra nhiều nhất với Việt Nam (5 vụ).

Tóm lại, những chính sách phản đối hội nhập kinh tế quốc tế của Hoa Kỳ với một loạt các vụ kiện phòng vệ thương mại và rào cản bảo hộ đã gây ra những tác động tiêu cực đáng kể cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt nói riêng và quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ nói chung ở một số khía cạnh: Giảm năng lực và lợi thế cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu; Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đầu tư đáng kể nguồn nhân lực, thời gian và kinh phí cho việc tham gia giải quyết tồn bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp; Khi bị khởi kiện, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải thay đổi chiến lược kinh doanh, đầu tư sản xuất… để đáp ứng với những thay đổi của thị trường xuất khẩu; Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có khả năng bị kiện ồ ạt theo hiệu ứng dây chuyền; Một số biện pháp phòng vệ thương mại kéo dài hàng chục năm, kéo theo chi phí theo đuổi vụ việc tốn kém.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại việt nam – hoa kỳ trong giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 28)