Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trƣờng và các hoạt động xúc tiến thƣơng mạ

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại việt nam – hoa kỳ trong giai đoạn hiện nay (Trang 72 - 73)

- Vị thế của Việt Nam trong nền kinh tế thế giới:

TRONG THỜI GIAN TỚ

3.2.1.3. Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trƣờng và các hoạt động xúc tiến thƣơng mạ

các hoạt động xúc tiến thƣơng mại

Để có thể thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ một cách dễ dàng, các doanh nghiệp Việt Nam nên có sự tìm hiểu cặn kẽ đối với các điều luật và quy định về thương mại của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, việc làm này cũng địi hỏi sự hỗ trợ từ phía Nhà nước bởi lẽ trước một hệ thống những luật lệ, quy định hết sức phức tạp và có rất nhiều khác biệt với luật pháp của chúng ta, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu chúng.

Bên cạnh đó, những chính sách hỗ trợ thương mại mạnh mẽ của Nhà nước đối với việc xuất khẩu cũng như nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước cũng là động lực hết sức to lớn đối với sự phát triển thương mại. Nhà nước nên xác định các mặt hàng có lợi thế so sánh để quy hoạch và ưu tiên sản xuất đi kèm với kinh doanh dịch vụ, xây dựng cơ cấu đầu tư hợp lý phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế đồng thời chú trọng xuất khẩu những mặt hàng mới phù hợp với nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của thị trường Hoa Kỳ. Nông nghiệp và hải sản là những mặt hàng thuộc thế mạnh của Việt Nam mà người dân Hoa Kỳ rất ưa chuộng. Để có thể hỗ trợ cho các mặt hàng này, Nhà nước có thể thành lập các quỹ như

Quỹ hỗ trợ xuất khẩu nông sản, Quỹ tín dụng hàng hóa nơng nghiệp, đồng thời xây dựng các chương trình hỗ trợ và bảo lãnh tín dụng xuất khẩu mặt hàng thuộc hải sản và sản phẩm nơng nghiệp, xây dựng chương trình hỗ trợ đặc biệt đối với một số mặt hàng nông nghiệp,… Mặt khác, để mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng thêm các bạn hàng cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam làm quen với những phương thức kinh doanh mới, cần đẩy mạnh việc thành lập các sở giao dịch hàng hoá ở Việt Nam để mua bán một số hàng hoá đang cần thị trường tiêu thụ và tìm kiếm khách hàng.

Ngồi ra, vấn đề đảm bảo mơi trường bình đẳng cho tất cả các chủ thể tham gia hoạt động xuất khẩu cũng là việc làm cần thiết. Các thành phần kinh tế ngồi quốc doanh có thể đóng góp được nhiều hơn nữa cho hoạt động xuất nhập khẩu nếu sự tham gia của họ vào hoạt động kinh tế được bình đẳng với các thành phần kinh tế Nhà nước, trước hết là bình đẳng hoàn toàn trong việc tiếp cận các yếu tố đầu vào, tiếp đến là sự bình đẳng trong việc nhận hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ kinh doanh từ phía Nhà nước.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại việt nam – hoa kỳ trong giai đoạn hiện nay (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)