Vị thế của Hoa Kỳ trong nền kinh tế thế giới:

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại việt nam – hoa kỳ trong giai đoạn hiện nay (Trang 28 - 29)

Hiện nay Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, tham gia và giữ vai trò chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế quốc tế quan trọng trên thế giới như: WTO, WB, IMF, là đầu tàu của khu vực mậu dịch tự do Bắc Hoa Kỳ (NAFTA),… Với diện tích khoảng 9,4 triệu Km vng và dân số trên 328 triệu người, đa số các quốc gia trên thế giới đều mong muốn thiết lập quan hệ thương mại với Hoa Kỳ vì đây là một thị trường có sức mua lớn và một nền tảng khoa học công nghệ cao. Theo số liệu thống kê của WTO năm 2018, tổng giá trị nền kinh tế Hoa Kỳ đạt 20,54 nghìn tỷ USD, GDP của quốc gia này chiếm 31,2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 2,9%/ năm. Tính tới năm 2018, kinh tế Hoa Kỳ đã có hơn 8 năm tăng trưởng liên tiếp, trở thành quốc gia có thời kỳ tăng trưởng kinh tế dài thứ 2 trên thế giới.

Hoa Kỳ hiện là nước xuất khẩu đứng thứ hai thế giới với giá trị xuất khẩu năm 2018 đạt 1.644 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu và giá trị nhập khẩu năm 2018 là 2.614 tỷ USD. Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) xếp hạng Hoa Kỳ là quốc gia có năng lực cạnh tranh lớn nhất thế giới năm 2018. Trên thị trường thế giới, sản phẩm của Hoa Kỳ luôn nằm trong danh sách 10 nước có sức cạnh tranh nhất thế giới.

Là nước công nghiệp mạnh nhất thế giới với nền công nghiệp điện tử, tin học - viễn thông phát triển mạnh Hoa Kỳ có xu hướng đa dạng hóa các danh mục xuất khẩu quan trọng của mình, các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Hoa Kỳ năm 2018 gồm có: Máy móc điện tử ( chiếm 22,1% tổng giá trị xuất khẩu), Thiết bị vận tải (14,9%), Hóa chất (13,7%), Khống vật (11,4%),.. Bên cạnh đó, theo báo cáo của IMF đồng đơla chiếm đến 63,5% dự trữ tiền tệ tồn cầu. Đồng đơla có vai trị thống trị thế giới với 24 nước gắn trực tiếp đồng tiền của họ vào đồng đôla, trên 55 nước “neo giá” vào đồng đôla để thị trường tự do ổn định tỷ giá, các nước còn lại ở nhiều mức độ khác nhau vẫn sử dụng hệ thống dựa vào chỉ tiêu biến động của đồng đơla để tính tốn giá trị đồng tiền của mình và đặc biệt với một thị trường chứng khoán chi phối hàng năm khoảng

8000 tỷ đơla (trong khi đó các thị trường chứng khoán Nhật chỉ vào khoảng 3800 tỷ USD, thị trường EU khoảng 4000tỷ USD),... mọi sự biến động của đồng đơla và hệ thống tài chính Hoa Kỳ đều có ảnh hưởng đáng kể đến sự biến động của nền tài chính quốc tế.

Hoa Kỳ là quốc gia có lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi đổ vào lớn nhất thế giới và cũng là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất thế giới. Từ một nền kinh tế như vậy, các chiến lược kinh tế thương mại của Hoa Kỳ bao giờ cũng được đặt trong các chương trình điều chỉnh tổng thể nhằm làm thích ứng, thậm chí làm thay đổi các xu thế phát triển của thế giới. Bằng nhiều biện pháp, Hoa Kỳ đã duy trì được vị thế là một nền kinh tế có tính cạnh tranh cao, sản lượng lớn và có tầm ảnh hưởng rộng lớn nhất trên thế giới.

Với tiềm năng to lớn và những ưu thế nêu trên, trong những thập kỷ tới, Hoa Kỳ vẫn sẽ tiếp tục là một trong những cường quốc kinh tế số một của thế giới, và đặc biệt đóng vai trị chi phối đối với nền kinh tế và thương mại trong khu vực cũng như trên toàn cầu.

1.2.3. Nhân tố Việt Nam

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại việt nam – hoa kỳ trong giai đoạn hiện nay (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)